ỨNG DỤNG GLOBEDR VIỆT NAM - ỨNG DỤNG SỨC KHỎE HÀNG ĐẦU

Ứng dụng GlobeDr Việt Nam, bạn được quyền nhận Tư Vấn sức khỏe dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên gia; nhắc nhớ Lịch Tiêm Chủng theo chuẩn của Bộ Y tế; lưu trữ Hồ Sơ Sức Khỏe điện tử đầy đủ và bảo mật; theo dõi Sơ Đồ Tăng Trưởng liên tục và đưa ra Mốc Tăng Trưởng phù hợp với thể chất con trẻ; đánh giá tình hình sức khỏe qua các chỉ số cơ thể...

tháng 2 28, 2021

Cần làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Các trường hợp bị tấn công hoặc dẫm phải những vật sắc nhọn, kim tiêm dính máu được xem là có có khả năng nhiễm HIV (phơi nhiễm). Khi này nạn nhân cần thực hiện các bước xử trí ban đầu, đồng thời cũng không bỏ qua bước điều trị dự phòng phơi nhiễm. Đây đều là những việc làm quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm HIV nhất có thể.


Các bước xử lý khi bị phơi nhiễm

Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thành Dũng, Bệnh viện quận Thủ Đức cố gắng nặn máu ra nhiều nhất có thể khi gặp phải tình huống trên là hoàn toàn sai lầm. Ngược lại càng nắn bóp vết đâm sẽ tạo ra thêm những tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus xâm nhập vào cơ thể.

Vì virus cần có thời gian mới xâm nhập vào cơ thể, hơn nữa điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm. Do đó hãy thật bình tĩnh để xử lý đúng cách theo các bước sau:

  • Nhanh chóng lấy các vật gây tổn thương, chảy máu ra khỏi cơ thể (nếu có)
  • Rửa vết thương dưới vòi nước. Tránh cầm máu hoặc bịt chặt vết thương ngay, nên để vết thương tự chảy máu trong thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.
  • Sau đó, rửa kỹ lại vết thương bằng xà phòng và nước sạch.

Nguy cơ lây nhiễm sẽ phụ thuộc vào tình trạng tổn thương:

  • Nếu da nạn nhân tổn thương nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít; hoặc máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào vùng niêm mạc không bị tổn thương, viêm loét, thì nguy cơ lây nhiễm thấp.
  • Với da có tổn thương sâu, rộng, chảy nhiều máu; hoặc máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng có sẵn thì có nguy cơ lây nhiễm cao.


Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hiệu quả lên đến 95%

Theo Bác sĩ Dũng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV hiệu quả bảo vệ rất cao lên đến 90-95% trong vài giờ đầu và duy trì trong khoảng 72 giờ tính từ thời điểm phơi nhiễm. Hiệu quả này giảm dần theo thời gian đến viện điều trị sau khi bị đâm.

Do đó, nạn nhân bị phơi nhiễm cần được đưa đến cơ sở y tế nhanh chóng để được điều trị kịp thời, không nên trễ quá 72 giờ. Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm sẽ kéo dài liên tục trong 28 ngày.  Trong thời gian này hãy tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến bác sĩ. Một vài người có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ trong những ngày đầu do thuốc kháng virus nhưng sau đó cơ thể sẽ quen dần.

Ban biên tập GlobeDr

tháng 2 24, 2021

Đừng để thuốc lá hủy hoại sức khỏe của bạn mỗi ngày

“Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” là câu nói được lan truyền rộng rãi, thế nhưng nhiều người vẫn duy trì thói quen xấu này bởi họ chưa nhận thức được thuốc lá có hại đến mức nào, tàn phá sức khỏe cơ thể họ ra sao.


Thuốc lá chứa những thành phần độc hại nào?

Các nghiên cứu chỉ ra người hút thuốc lá sẽ bị giảm ít nhất 10 năm tuổi thọ so với người không hút thuốc. Ở nam giới, số tuổi bị giảm là khoảng 12 năm, ở nữ giới là 11 năm.

Có khoảng 7.000 hóa chất được tìm thấy trong khói thuốc lá, trong đó có 69 chất gây ung thư. Nổi bật nhất là 2 chất Carbon monoxide và Hắc ín.

Carbon monoxide (khí CO): Khí CO trong khói thuốc lá làm giảm nồng độ oxy trong máu, làm máu đặc hơn và tăng gánh nặng cho tim. Ngoài ra khí CO cũng thúc đẩy hình thành các mảng xơ vữa động mạch, làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và điều chỉnh cơ thể, liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần hoàn khác.

Hắc ín: Hắc ín là sự tập hợp của rất nhiều chất hóa học và phụ gia, là một trong những thành phần nguy hiểm nhất có trong khói thuốc. Khi hít khói thuốc lá vào phổi, hắc ín lắng đọng và bám vào các khoang chứa khí của phổi, làm tăng khả năng ung thư và các bệnh về phổi.


Hút thuốc lá nguy hiểm như thế nào?

Não: Người hút thuốc tăng khả năng đột quỵ lên 2-4 lần so với người bình thường – từ đó có thể gây tổn thương não và tử vong.

Tim: Hút thuốc lá gây xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Khói thuốc lá cũng làm tổn thương các mạch máu, làm cho chúng dày hơn và cứng hơn, khiến máu khó lưu thông, đồng thời làm tăng huyết áp và nhịp tim.

Xương: Hút thuốc lá làm giảm mật độ xương, khiến xương yếu và dễ gãy hơn. Mặt khác sau khi xương gãy, quá trình liền xương diễn ra chậm hơn.

Hệ miễn dịch: Hút thuốc làm giảm chức năng miễn dịch và gây viêm trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các bệnh tự miễn, bao gồm: bệnh Crohn, viêm khớp dạng thấp, viêm loét đại tràng, Lupus ban đỏ hệ thống.

Phổi: Phổi là bộ phận bị ảnh hưởng rõ ràng nhất nếu bạn hút thuốc. Có thể kể đến 3 bệnh phổi liên quan đến hút thuốc lá phổ biến là: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Các bệnh phổi khác do hút thuốc bao gồm viêm phổi, hen suyễn và lao.

Miệng: Người hút thuốc lá sẽ thường gặp phải các chứng hôi miệng, răng ố vàng, khô miệng, giảm khứu giác và vị giác. Khi hút thuốc các mô nướu cũng bị kích ứng làm tăng nguy cơ bị bệnh nướu răng.

Sinh sản: Hút thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến hệ sinh dục và khả năng sinh sản. Phụ nữ hút thuốc khó mang thai hơn. Khói thuốc lá cũng ảnh hưởng tới chất lượng và giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. Phụ nữ khi mang thai hít phải khói thuốc có thể gặp một số rủi ro như: sinh non, sẩy thai, hội chứng trẻ sơ sinh tử vong đột ngột hoặc các bệnh ở trẻ sơ sinh.

Làn da: Da sẽ nhanh chóng lão hóa và xỉn màu, không đều màu khi hút thuốc lá. Các tác động xấu cũng được tìm thấy khi hút thuốc lá như: hình thành nếp nhăn trên khuôn mặt, đặc biệt là xung quanh môi; mí mắt chùng xệ; da khô, thô ráp...

Nguy cơ ung thư: Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư miệng, thanh quản, vòm họng, thực quản, thận, cổ tử cung, gan, bàng quang, tuyến tụy, dạ dày, đại tràng, bệnh bạch cầu dòng tủy...

Hút thuốc lá bao gồm cả hút xì gà, thuốc lào, thuốc lá bạc hà, thuốc lá nhai và các dạng khác của thuốc lá đều gây ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.


Hãy bỏ thuốc lá để cải thiện sức khỏe

Bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ bệnh tật và tử vong. Theo một số nghiên cứu, bỏ thuốc lá trước 40 tuổi làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh liên quan đến hút thuốc khoảng 90%. lá. Cụ thể:

Nguy cơ tim mạch: Sau 1 năm bỏ thuốc, nguy cơ bị đau tim giảm mạnh.

Đột quỵ: Trong vòng 2-5 năm, nguy cơ bị đột quỵ giảm xuống còn một nửa so với người không hút thuốc.

Ung thư: Nguy cơ ung thư miệng, họng, thực quản và bàng quang giảm một nửa trong vòng 5 năm sau khi bỏ thuốc và 10 năm đối với ung thư phổi.

Hơn hết, chính bạn cũng sẽ cảm nhận được những thay đổi rõ rệt sau khi bỏ thuốc lá như: Thở trở nên dễ dàng hơn; Ho và thở khò khè hàng ngày giảm sau đó biến mất; Khứu giác trở nên tốt hơn; Tập thể dục và các hoạt động trở nên dễ dàng hơn; Tuần hoàn đến bàn tay và bàn chân được cải thiện.

Ban biên tập GlobeDr/Tổng hợp

tháng 2 23, 2021

Những bệnh xuân hè hay gặp nhất ở trẻ


Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bắt gặp 5 loại bệnh dưới đây nhất. Phụ huynh cần nắm để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho con.

Bệnh quai bị

Quai bị tuy là loại bệnh lành tính nhưng  nếu không được chăm sóc và điều trị phù hợp, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như vô sinh ở trẻ trai, trẻ gái bị đau bụng dưới, hoặc trẻ có thể bị nôn hay đau đầu… Lúc này phụ huynh nên đưa trẻ đi đến bệnh viện để thăm khám.

Bệnh sởi

Bệnh sởi thường gặp ở trẻ và cũng có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm cần cẩn trọng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt hay viêm não sau sởi…

Để phòng bệnh sởi, hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh  nên phụ huynh nên chủ động tiêm phòng đầy đủ cho con để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ. Bệnh này có tốc độ lây lan khá nhanh vì có thể lây qua đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc với dịch phỏng của người bệnh.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng 1 thì trong đời, mỗi người đều phải bị thủy đậu 1 lần, nhưng thường nhiều nhất là ở khoảng độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Nhưng sau đó sẽ có miễn dịch suốt đời và không bị tái lại.

Mùa xuân – hè từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm là thời gian thủy đậu xuất hiện nhiều nhất. Thủy đậu có thể tự khỏi nhưng vẫn có trường hợp gặp biến chứng như bội nhiễm mụn nước, viêm cầu thận cấp, viêm phổi… có những trường hợp còn dẫn tới tử vong.

Cảm cúm

Trẻ là đối tượng dễ bị bệnh nhất do hệ miễn dịch chưa hoàn hiện, sức khỏe còn yếu. Trẻ khi bị cúm có thể gặp các triệu chứng như sốt, nghẹt mũi, chảy mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân…

Trẻ cũng có thể bị lây bệnh cúm qua đường hô hấp, lây từ người lớn… Nên thời gian này, phụ huynh nên chú ý tăng cường sức khỏe cho con trẻ cũng như không cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác hay người lớn đang bị bệnh.

Nhiễm trùng tiêu hóa

Thời tiết này là điều kiện thuận lợi cho các loại virus hợp bào phát triển và nếu để chúng xâm vào cơ thể trẻ nhỏ sẽ dễ khiến trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa vì chúng có thể làm phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh.

Trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa, nhẹ có thể sốt cao từ 38 – 40 độ, sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho và đau rát họng; nặng có thể đi đại tiện dạng nước, buồn nôn…

Chính vì thế, phụ huynh nên đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống để phòng bệnh hiệu quả.

Xem thêm bài viết trên GlobeDr – Bác sĩ toàn cầu tại:
https://globedr.com/post/5_benh_thuong_gap_nhat_o_tre_thoi_diem_tu_xuan_sang_he

Tải ứng dụng để được chăm sóc sức khỏe toàn diện miễn phí: https://globedr.com/getapp

tháng 2 01, 2021

Những loại thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường đề kháng giữa mùa dịch

Vitamin C giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe và phòng một số bệnh như bệnh về mắt, tim mạch, ung thư… và phòng ngừa nhiễm Covid-19.

Vitamin C là axit ascorbic, một loại chất có khả năng hỗ trợ đề kháng với nhiễm trùng, tạo collagen, tăng cường hấp thu sắt… Sử dụng một lượng vitamin C đủ theo khuyến cáo mỗi ngày sẽ giúp chống lại các loại bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, hạn chế mắc bệnh tim mạch, ung thư hay các bệnh mạn tính khác nhờ tính chất chống oxy hóa của nó.


Trong mùa dịch này, những loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin C cũng được khuyến cáo là nên sử dụng để tăng khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập và tấn công của virus SARS-CoV-2.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng Khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra một số loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin nên dùng:

Ổi

Ổi chứa nhiều vitamin C hơn cả so với những loại trái cây khác như chanh, chanh, nho hay bưởi, kiwi... Trong 100g ổi chứa 228 mg vitamin C, cao gấp 4 lần so với cam. Ngoài ra, trong ổi có chứa nhiều chất khác nữa chất xơ, chất chống oxy hóa giúp hệ tiêu hóa cải thiện, tăng cường sức khỏe tim mạch.

Kiwi

Mỗi quả kiwi chứa tới 85 mg vitamin C. Ăn 2 trái kiwi trung bình có thể cung cấp khoảng 230% lượng vitamin C khuyến nghị mỗi ngày. Để bảo tồn lượng vitamin C, nên dùng kiwi mỗi sáng để ăn làm tráng miệng hoặc có thể chế biến thành món ăn sáng như làm salad rau quả hay ăn với sữa chua. Hoặc không cũng có thể dùng kiwi làm bánh để bổ sung vitamin C.

Cam

Nhắc đến nguồn vitamin C dồi dào thì không thể không nhắc đến cam. Trong 100g cam chứa 50 mg vitamin C. Mỗi sáng uống 1 cốc cam ép để cung cấp vitamin C và nước.


Ngoài ra, cam cũng tốt cho tiêu hóa, ngừa viêm loét dạ dày, trào ngược axit khi có chứa nhiều chất xơ và có đặc tính chống viêm.

Ớt chuông đỏ

Một chén ớt chuông đỏ cắt có có lượng vitamin C cao gấp ba lần hàm lượng vitamin C trong một quả cam (khoảng hơn 190 mg).

Ngoài nguồn vitamin C ấn tượng này, ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp vitamin A, B6, E và folate tốt cho sức khỏe tổng thể.

Đu đủ

Trong 100g đu đủ chứa lượng vitamin C khoảng 62 mg. Đồng thời, nó cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotene và flavonoid, vitamin A và folate; chứa men papain tốt cho đường tiêu hóa và hỗ trợ hệ thống men khác hấp thu tối đa lượng thực phẩm đưa vào cơ thể.


Súp lơ xanh

Vitamin C trong súp lơ xanh thuộc nhóm vitamin tan trong nước. Cơ thể không có được khả năng tạo ra được vitamin này hoặc tích trữ nó. Cho cần phải bổ sung hàng ngày để thiếu hụt.

Sữa chua

Sữa chua giàu vitamin C, tác dụng kháng khuẩn, dễ tiêu, nên ăn hàng ngày trong dịch Covid-19.

Tải ứng dụng GlobeDr để cập nhật tin tức sức khỏe, được bác sĩ tư vấn miễn phí và nhiều chức năng chăm sóc sức khỏe khác nữa: http://globedr.com/getapp


Ban biên tập GlobeDr

tháng 1 18, 2021

Ngừng làm những việc này sau khi ăn nếu bạn không muốn tốn hại sức khỏe

Sau ăn là khoảng thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi thế nhưng nhiều người vẫn có thói quen tập thể dục hoặc uống trà, ăn trái cây… gây ảnh không nhỏ đến hệ tiêu hóa. Cùng GlobeDr tìm hiểu lý do vì sao bạn cần loại bỏ những thói quen này nhé!

Đi ngủ

Đi ngủ liền sau khi ăn no có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, đầy bụng và gây cảm giác khó chịu khi thức dậy. Tư thế nằm ngửa cũng dễ gây triệu chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày. Do đó bạn nên dành cho dạ dày khoảng 1 giờ để tiêu hóa thức ăn trước khi nằm ngủ.



Ăn trái cây

Thói quen ăn trái cây sau bữa ăn để tráng miệng, không bị ngán và bổ sung dưỡng chất dường như rất phổ biến và quá quen thuộc. Tuy nhiên trái cây được tiêu hóa nhanh hơn so với những loại thực phẩm khác, việc ăn trái cây ngay sau khi ăn nó sẽ khiến dạ dày bị đầy hơi. Hãy chờ 1 - 2 tiếng sau khi ăn rồi ăn tiếp trái cây sẽ tốt hơn.

Uống trà

Trà có tính axit, làm cứng protein trong thức ăn, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của dạ dày. Ngoài ra, chất polyphenol và tannin trong trà kết hợp với sắt trong thực phẩm sẽ ngăn ngừa cơ thể hấp thụ chất này. Đặc biệt phụ nữ và trẻ em nên tránh uống trà sau khi ăn.


Đi tắm

Nhiều người chọn tắm sau khi ăn vì khi đó cơ thể ra mồ hôi, cần được làm sạch. Thế nhưng đây là thói quen xấu cho hệ tiêu hóa. Khi tắm, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, phần lớn máu sẽ chuyển đến bề mặt da vùng chân tay. Do đó, hệ tiêu hóa sẽ không được cung cấp đủ máu và quá trình phân hủy thức ăn bị chậm hơn.

Hút thuốc lá

Hút thuốc bất kể thời điểm nào cũng đều không tốt cho sức khỏe, nhưng nếu hút thuốc sau khi ăn thì tác hại của nó còn tăng lên cao gấp 10 lần, chỉ cần bạn hút 1 điếu thôi nhưng lại tương đương như 10 điếu thuốc.

Tập thể thao

Sau bữa ăn, cơ thể cần tập trung nguồn lực vào hệ thống tiêu hóa, nếu lúc này bạn cố gắng tập luyện thể thao có thể khiến quá trình tiêu hóa bị trì trệ, đồng thời sẽ gặp phải cảm giác buồn nôn, chuột rút hay thậm chí là tiêu chảy.

Ban biên tập GlobeDr

Mặt lợi và hại khi uống sinh tố mỗi ngày

 Đa phần mọi người đều cho rằng sinh tố rất tốt cho sức khỏe vì chứa những loại dưỡng chất, vitamin thiết yếu. Tuy nhiên không phải uống sinh tố liên tục hay loại sinh tố nào cũng thực sự tốt. Dưới đây là một số tác dụng phụ khi uống sinh được các chuyên gia dinh dưỡng chuyên nghiệp đưa ra.


Đi vệ sinh nhiều

Sinh tố có chứa rất nhiều protein và kali nên khi dùng quá nhiều có thể gây ra tình trạng tăng nhu động ruột. Tình trạng này có lẽ sẽ không hề lý tưởng với nhiều người. Nhưng ngược lại với những ai bị táo bón kinh niên sẽ là một điểm tốt.

Tăng cân

Những loại sinh tố được mua bên ngoài bạn không thể kiểm soát được lượng calo chính xác khi nạp vào cơ thể. Thông thường người ta sẽ cho thêm đường, sữa đặc, nước trai cây… để tăng độ ngon ngọt cho sinh tố. Và cũng chính điều này sẽ khiến bạn tăng cân một cách mất kiểm soát.

Nếu muốn giảm cân bằng sinh tốt, bạn nên chọn những loại sinh tố rau củ được chế biến cẩn thận hoặc tự làm tại nhà. Tránh tối đa những loại sinh tố có đường.

Gây nhiều loại bệnh

Uống sinh tố có nhiều đường mỗi ngày sẽ khiến bạn gặp phải những vấn đề sức khỏe như hàm lượng đường trong máu tăng, tăng huyết áp quá mức, gây bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch hay thậm chí là cả bệnh Alzheimer.

Sinh tố là một dạng thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và chứa nhiều carbohydrate. Vì thế mà khi sử dụng chúng sẽ có xu hướng tiêu hóa nhanh hơn và khiến chúng ta ăn nhiều hơn mức dự kiến. Và điều đó thì lại không tốt cho sức khỏe chút nào.

Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, việc uống mỗi ngày một ly sinh tố cũng mang lại những giá trị tích cực. Có thể kể đến như:

  • Thúc đẩy cân bằng nội tiết tố: Thúc đẩy sự cân bằng bất hormone cũng như bất kỳ vấn đề nội tiết nào mà bạn gặp phải.
  • Miễn dịch cao hơn: Sinh tố chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Xem thêm bài viết tại GlobeDr – Bác sĩ toàn cầu:

https://globedr.com/post/moi_ngay_uong_mot_ly_sinh_to_co_thuc_su_tot_cho_suc_khoe_

Tải ứng dụng GlobeDr để chăm sóc sức khỏe toàn diện: https://globedr.com/getapp

tháng 1 14, 2021

Những lưu ý để dùng đường, muối đúng cách

Muối, đường là những gia vị quen thuộc và không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày. Ngoài công dụng giúp món ăn thêm đậm vị, ngon miệng, chúng còn giữ vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng đường, muối không đúng cách, hay lạm dụng chúng quá mức, nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.



Cách để giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày

Muối có thành phần cấu tạo từ natri và clorua, được sử dụng chủ yếu để làm tăng vị mặn cho các món ăn. Ngoài ra, muối cũng được xem là chất bảo quản tự nhiên, giữ cho thịt, cá… và nhiều loại thực phẩm khác tươi lâu hơn.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra ăn mặn là yếu tố chính gây tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác.

Ngoài ra ăn thừa muối cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và gây những rối loạn khác cho sức khỏe.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 gam muối/ngày (tương đương với một thìa cà phê). Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lượng muối dưới 1.5g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3g muối.

Để giảm lượng muối đưa vào cơ thể, bạn hãy

  • Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng. Chỉ nên tiêu thụ tối đa không quá 1/5 thìa cà phê muối cho một bữa ăn/một người/một ngày.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa lượng muối cao như: khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp…
  • Đọc kỹ nhãn để kiểm tra hàm lượng muối khi mua thực phẩm chế biến sẵn, chỉ nên lựa chọn sản phẩm có hàm lượng muối thấp.
  • Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ việc thêm các gia vị mặn.


Dùng đường sao cho tốt

Đường có vị ngọt, giúp món ăn tròn vị hơn, đồng thời bổ sung năng lượng cơ thể hoạt động cả ngày.

Tuy nhiên chỉ  nên tiêu thụ ở mức vừa phải, điều độ, nếu không sẽ tăng nguy cơ gây thừa cân, béo phì và mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, cao huyết áp và tăng cholesteron máu…

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, nam giới nên tiêu thụ một lượng đường khoảng 37,5g hoặc 9 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Ngược lại nữ giới chỉ nên tiêu thụ đường ở mức độ 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày.



  • Bạn nên sử dụng đường cát/đường nâu, mật ong… thay thế đường tinh luyện trong bữa ăn hàng ngày. Vì trong đường tinh luyện chứa hàm lượng đường cao hơn và cung cấp nhiều năng lượng hơn.
  • Lưu ý với những món ăn có thêm đường, khi nấu tránh để đường cháy, chỉ nên đun lửa nhỏ và chú ý không để món ăn khô cạn
  • Các món kho, bạn nên ướp đường vào thực phẩm cho ngấm và thắng đường với nước sôi trước khi kho.
  • Với các món canh cần nêm đường, tốt nhất bạn nên nêm khi nước vừa sôi và món ăn gần chín.
Thêm nhiều đường và muối sẽ giúp món ăn của bạn ngon miệng, đậm đà hơn, nhưng vì sức khỏe chính mình và người thân, hãy giảm lượng đường muối xuống mức khuyến nghị nhé.

Ban biên tập GlobeDr