ỨNG DỤNG GLOBEDR VIỆT NAM - ỨNG DỤNG SỨC KHỎE HÀNG ĐẦU

Ứng dụng GlobeDr Việt Nam, bạn được quyền nhận Tư Vấn sức khỏe dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên gia; nhắc nhớ Lịch Tiêm Chủng theo chuẩn của Bộ Y tế; lưu trữ Hồ Sơ Sức Khỏe điện tử đầy đủ và bảo mật; theo dõi Sơ Đồ Tăng Trưởng liên tục và đưa ra Mốc Tăng Trưởng phù hợp với thể chất con trẻ; đánh giá tình hình sức khỏe qua các chỉ số cơ thể...

Hiển thị các bài đăng có nhãn vắc xin phòng bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vắc xin phòng bệnh. Hiển thị tất cả bài đăng

tháng 4 18, 2019

Óc heo có giàu dinh dưỡng như những gì mẹ nghĩ?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, thực tế óc heo không giàu dinh dưỡng như mọi người vẫn nghĩ lâu nay, mà nó chứa khá nhiều chất không có lợi cho cơ thể.
Nếu các mẹ vẫn đang giữ quan niệm “ăn gì bổ nấy” và tăng cường cho con ăn óc heo để mong con thông minh hơn, trí não phát triển tốt hơn thì hãy theo dõi những thông tin dưới đây.
Chia sẻ từ Thầy thuốc ưu tú. ThS. BS Doãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng: Trung bình cứ trong 100g óc heo sẽ chứa 123kcal; 9g protid; 9.5g lipid (acid béo no 2.08g, acid béo không no 1 nối đôi 1.66g, acid béo không no nhiều nối đôi 1.43g, cholesterol 2.195g); glucid 0.4g.

Như vậy, trong óc heo có chứa nhiều chất béo, các chất dinh dưỡng khác cũng không cân đối. Nếu cho trẻ ăn trong thời gian dài mà không kết hợp với những thực phẩm khác sẽ dễ khiến trẻ bị thiếu chất, dư thừa cholesterol...
Ăn nhiều óc heo cũng là một trong những nguyên nhân gây thúc đẩy viêm tụy, túi mật cấp, ảnh hưởng đến thần kinh trung ương và thần kinh thực vật; làm tăng nguy cơ huyết áp cao, đột quỵ, nhồi máu cơ tim...
Hằng tuần chỉ nên cho trẻ ăn từ 1 - 2 bữa óc heo và mỗi lần ăn từ 30 - 50g. Đồng thời, nên phối hợp với các thực phẩm khác phong phú hơn để chế độ ăn của trẻ đầy đủ dưỡng chất.
Những loại thực phẩm giúp trẻ trở nên thông minh hơn:
Video:

Xem thêm bài viết GlobeDr VietNam:
https://globedr.com/post/46437966767967733349475850636a483938473438513d3d

tháng 4 05, 2019

Bộ Y tế ra quy định về các loại bệnh tiêm chủng bắt buộc

Theo quy định, có 10 loại bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi và được tiêm miễn phí.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/e65/070/cd2/15478.jpg
Điều này thể hiện rõ trong thông tư “Quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc” được Bộ Y tế ban hành vào đầu năm 2018.
10 loại bệnh được Bộ Y tế nhắc đến chính là: viêm gan virus B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, bệnh sởi, viêm não Nhật bản B và Rubella.
Có 2 trong 10 loại vắc xin này chỉ định tiêm bắt buộc cho trẻ sơ sinh là vắc xin viêm gan virus B trong 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao trong 1 tháng đầu sau sinh.
Trong trường  hợp trẻ nào chưa được tiêm chủng đầy đủ thì Bộ Y tế cũng lưu ý cần tiêm bổ sung để đạt được hiệu quả trong phòng tránh bệnh.

Xem Video tại channel GlobeDr Việt Nam:
6 mũi tiêm bảo vệ con suốt đời