ỨNG DỤNG GLOBEDR VIỆT NAM - ỨNG DỤNG SỨC KHỎE HÀNG ĐẦU

Ứng dụng GlobeDr Việt Nam, bạn được quyền nhận Tư Vấn sức khỏe dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên gia; nhắc nhớ Lịch Tiêm Chủng theo chuẩn của Bộ Y tế; lưu trữ Hồ Sơ Sức Khỏe điện tử đầy đủ và bảo mật; theo dõi Sơ Đồ Tăng Trưởng liên tục và đưa ra Mốc Tăng Trưởng phù hợp với thể chất con trẻ; đánh giá tình hình sức khỏe qua các chỉ số cơ thể...

Hiển thị các bài đăng có nhãn globedr-vietnam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn globedr-vietnam. Hiển thị tất cả bài đăng

tháng 2 23, 2021

Những bệnh xuân hè hay gặp nhất ở trẻ


Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bắt gặp 5 loại bệnh dưới đây nhất. Phụ huynh cần nắm để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho con.

Bệnh quai bị

Quai bị tuy là loại bệnh lành tính nhưng  nếu không được chăm sóc và điều trị phù hợp, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như vô sinh ở trẻ trai, trẻ gái bị đau bụng dưới, hoặc trẻ có thể bị nôn hay đau đầu… Lúc này phụ huynh nên đưa trẻ đi đến bệnh viện để thăm khám.

Bệnh sởi

Bệnh sởi thường gặp ở trẻ và cũng có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm cần cẩn trọng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt hay viêm não sau sởi…

Để phòng bệnh sởi, hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh  nên phụ huynh nên chủ động tiêm phòng đầy đủ cho con để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ. Bệnh này có tốc độ lây lan khá nhanh vì có thể lây qua đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc với dịch phỏng của người bệnh.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng 1 thì trong đời, mỗi người đều phải bị thủy đậu 1 lần, nhưng thường nhiều nhất là ở khoảng độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Nhưng sau đó sẽ có miễn dịch suốt đời và không bị tái lại.

Mùa xuân – hè từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm là thời gian thủy đậu xuất hiện nhiều nhất. Thủy đậu có thể tự khỏi nhưng vẫn có trường hợp gặp biến chứng như bội nhiễm mụn nước, viêm cầu thận cấp, viêm phổi… có những trường hợp còn dẫn tới tử vong.

Cảm cúm

Trẻ là đối tượng dễ bị bệnh nhất do hệ miễn dịch chưa hoàn hiện, sức khỏe còn yếu. Trẻ khi bị cúm có thể gặp các triệu chứng như sốt, nghẹt mũi, chảy mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân…

Trẻ cũng có thể bị lây bệnh cúm qua đường hô hấp, lây từ người lớn… Nên thời gian này, phụ huynh nên chú ý tăng cường sức khỏe cho con trẻ cũng như không cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác hay người lớn đang bị bệnh.

Nhiễm trùng tiêu hóa

Thời tiết này là điều kiện thuận lợi cho các loại virus hợp bào phát triển và nếu để chúng xâm vào cơ thể trẻ nhỏ sẽ dễ khiến trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa vì chúng có thể làm phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh.

Trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa, nhẹ có thể sốt cao từ 38 – 40 độ, sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho và đau rát họng; nặng có thể đi đại tiện dạng nước, buồn nôn…

Chính vì thế, phụ huynh nên đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống để phòng bệnh hiệu quả.

Xem thêm bài viết trên GlobeDr – Bác sĩ toàn cầu tại:
https://globedr.com/post/5_benh_thuong_gap_nhat_o_tre_thoi_diem_tu_xuan_sang_he

Tải ứng dụng để được chăm sóc sức khỏe toàn diện miễn phí: https://globedr.com/getapp

tháng 1 13, 2021

Nguyên nhân khiến tỷ lệ học sinh béo phì ngày càng tăng chính là đây

Thống kê riêng tại Tp. Hồ Chí Minh hiện có tới 50% trẻ tiểu học bị thừa cân béo phì, 15.4% bị tăng huyết áp và thậm chí có trẻ bị đái tháo đường khi chỉ mới 9 tuổi…


Nguyên nhân từ việc trẻ ăn sáng thất thường

Có nhiều lý do khiến trẻ không có đủ thời gian để ăn sáng ở nhà hay đi ăn sáng một cách đầy đủ và đủ chất. Trong đó, có những lý do rất thành thị như kẹt xe, vào học sớm vào buổi sáng, bố mẹ phải đi làm sớm… Chính điều này dẫn tới việc trẻ phải ăn vội những món ăn nhanh như bánh mỳ, bánh hamburger... trước khi vào lớp. Hoặc cũng có những trường hợp trẻ không kịp ăn sáng và được bố mẹ cho tiền để tự mua đồ. Trẻ có thể mua đồ ăn trước cổng trường hay tranh thủ giờ ra chơi và ra căng tin trường để mua đồ ăn nhanh.

Theo Bác sĩ CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, các loại thức ăn nhanh như hamburger, mì gói, xúc xích, xiên que... là những loại có chứa nhiều dầu mỡ, giàu chất béo, muối và đường. Khi cho trẻ ăn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Còn một trường hợp khác nữa là trẻ bỏ luôn bữa sáng, sau đó ăn nhiều hơn vào bữa trưa hay chiều tối, và cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì cao hơn.

Nguy cơ mắc nhiều bệnh khi béo phì

Theo thống kê:

  • Khoảng 50% trẻ tiểu học bị thừa cân béo phì.
  • Khoảng 15.4% trẻ học đường từ 6 – 18 tuổi bị tăng huyết áp – trước đây tăng huyết áp chỉ gặp ở người 60 tuổi, sau đó ở 40 tuổi và những năm gần đây còn gặp cả ở người trẻ tuổi, trẻ vị thành niên và xuất hiện đột quỵ
  • Trẻ 9 tuổi đã bị đái tháo đường type 2 – đây là loại bệnh thường gặp ở người lớn tuổi…

Khi thừa cân béo phì, trẻ cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh huyết áp, đái tháo đường hay ung thư. Trong số 15.4% trẻ bị tăng huyết áp đều bị béo phì, béo bụng, dinh dưỡng không hợp lý, ít luyện tập… Số trẻ bị đái tháo đường type 2 đều bị béo phì nặng, gia đình có người bị đái tháo đường.

Bác sĩ CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp đưa ra lời khuyên:

  • Cho trẻ ăn uống với một chế độ cân đối các nhóm thực phẩm. Ăn đạt 3 phần rau và 2 phần trái cây mỗi ngày tùy theo độ tuổi của trẻ.
  • Nên cho trẻ uống sữa không đường, hạn chế đồ uống có ga, đồ uống ngọt.
  • Tăng cường vận động thể lực ít nhất 120 phút/ngày bằng các môn thể thao hay cùng làm việc nhà.
  • Khi thấy trẻ có cân nặng quá vượt trội so với chiều cao và lứa tuổi thì nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng đề phòng thừa cân béo phì.

Xem thêm bài viết trên GlobeDr – Bác sĩ toàn cầu: https://globedr.com/post/khong_kip_an_sang_o_nha_con_tre_de_beo_phi

tháng 12 21, 2020

Báo động nguy cơ tử vong cao khi trên 70% bệnh nhân ung thư vú phát hiện chậm trễ

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 15.000 ca mắc ung thư, trong đó có 9% là ung thư vú. Các chuyên gia ước tính con số này sẽ gia tăng không ngừng trong những năm tới, đến năm 2030 có thể đạt tới 20.000 ca. Điều đáng lưu ý hơn là phần lớn, người bệnh chỉ thăm khám và phát hiện bệnh khi ở gian đoạn muộn, chiếm đến trên 70%.

Nhiều nguyên nhân được tìm thấy lý giải cho việc bệnh ung thư vú gia tăng ở nước ta. Đầu tiên là do nhận thức cộng đồng về bệnh còn hạn chế, thứ hai là việc tầm soát ung thư còn diễn ra cục bộ, chưa rộng rãi, phổ biến. Hơn nữa chi phí khám bệnh cũng là trở ngại của nhiều người do dịch vụ khám sàng lọc ung thư chưa được đưa vào chi phí khám bảo hiểm y tế.



Yếu tố gia tăng nguy cơ ung thư vú

Hiện chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra ra ung thu vú, nhưng các chuyên gia cảnh báo các yếu tố sau làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh:

-Giới tinh: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới

- Độ tuổi: Tuổi càng cao càng tăng nguy cơ mắc bệnh

- Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người mắc ung thư vú trước đó sẽ là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh cho những người còn lại

- Đời sống nội tiết kéo dài: hành kinh sớm, mãn kinh muộn cũng thuộc nhóm các yếu tố khiến gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú hơn so với người bình thường

Ngoài ra. phụ nữ có các yếu tố như: không sinh con hoặc sinh con muộn; uống rượu, ăn nhiều dầu mỡ và đường; ít vận động; có tiền sử dùng thuốc tránh thai... cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.



Kiểm tra vú tại nhà, tầm soát ung thư giai đoạn sớm

Bác sĩ khuyên phụ nữ trên 20 tuổi nên hình thành thói quen tự khám vú tại nhà sau khi sạch kinh 5 ngày bằng những cách sau:

Quan sát: 

- Xuôi tay và quan sát xem vú có các thay đổi bất thường nào không: u cục, dày lên, lõm  da hoặc thay đổi màu sắc. Đưa tay ra phí sau gáy và quan sát lại

- Chống tay lên hông. cử động cơ ngực với động tác nâng vai lên hoặc hạ vai xuống giúp quan sát các thay đổi ở vú rõ hơn

Sờ nắn

- Nắn nhẹ đầu vú xem có dịch gì chảy ra không

- Đưa tay phải ra sau gáy, dùng tay trái sờ nắn vú phải, 4 ngón tay đặt sát nhau thành một mặt phẳng, ép đều lên từng vùng của tuyến vú, thành ngực theo hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú ra phía ngoài.

- Kiểm tra từng vùng của vú và hố nách.

Trong quá trình tự kiểm tra tại nhà, nếu nhận thấy bất thường, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Ban biên tập GlobeDr

Xuất hiện biến thể COVID-19 mới tại Anh, nhiều quốc gia châu Âu đóng cửa

Ngày 19/12, người đứng đầu cơ quan y tế Anh cho biết đã xuất hiện một chủng virus SARS-CoV-2 mới có tốc độ lây lan mạnh hơn những chủng trước đó. Không chỉ trong nước mà chủng virus này cũng lây lan sang các nước khác buộc họ phải đóng cửa với Anh.


Biến thể mới của virus Covid-19 xuất hiện tại Anh trong cuối tuần qua được cho là liên quan đến số ca nhiễm gia tăng nhanh tại khu vực Đông Nam vùng England.

Bộ Y tế Anh nhận định, chủng virus biến thể Covid-19 có tốc độ lây nhiễm cao cao hơn đến 70% so với các biến thể trước đó. Được biết, các nhà khoa học Anh lần đầu phát hiện ra biến thể này vào đầu tháng 9. Đến tháng 11, khoảng 1/4 ca nhiễm mới ở London là do VUI-202012/01 và con số này tăng lên gần 2/3 khi đến giữa tháng 12.

Hiện tại, biến thể mới này đã chiếm tới 62% trường hợp nhiễm COVID-19 ở London (Anh).

Cũng trong ngày 19/12, Chính phủ Anh cũng ban hành lệnh hạn chế xã hội cấp độ 4 - cấp độ cao nhất tương đương với phong tỏa - đối với một số địa phương.

Nhiều quốc gia quay lưng với Anh

Bộ Y tế Italy cũng thông báo rằng quốc gia này vừa ghi nhận một ca nhiễm chủng virus SARS-CoV-2 mới tại Anh. Bệnh nhân này theo tìm hiểu là nhập cảnh về từ Anh và hạ cách xuống sân bay Fiumicino (Rome) cùng với 1 người khác nữa. Và hiện cả hai đã được cách ly.

Còn tại Hà Lan, sau khi phát hiện một bệnh Covid-19 nhiễm biến thể mới thì ngày 20.12 chính phủ nước này cũng đã cấm mọi chuyến bay chở khách trở về từ Anh cho đến hết ngày 1-1-2021.


Tính đến 8h sáng ngày 21.12 theo giờ Việt Nam, các nước tuyên bố đóng cửa đường bay với Anh gồm có Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Cộng hòa Ireland, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan, Lít-va, Estonia, Cộng hòa Séc, Saudi Arabia, Israel, Đức, Iran và Kuwait.

Trong khi đó, tại Nam Phi cũng xuất hiện thêm một biến thể mới và gây ra làn sóng nhiễm thứ 2 tác động đến người trẻ tuổi của nước này.

Sau khi nhận được mẫu thông tin chi tiết về biến thể mà Nam Phi gửi tới, Bà Maria Van Kerkhove – Trưởng nhóm Kỹ thuật Covid-19 của WHO cho biết: “Chúng tôi đang có các cuộc thảo luận với những nhà nghiên cứu tại Nam Phi về những biến thể mới. Đây là một loại virus đột biến và tất cả virus thay đổi theo thời gian, việc mà chúng ta có thể dự đoán được. Hiện chúng tôi đang xem xét những thay đổi đó”.


Ban biên tập GlobeDr

tháng 6 19, 2019

Chân - bàn chân trẻ và những hình dạng bất thường

Những bất thường về hình dáng của chân và bàn chân trẻ như gối vẹo vào trong, gối vẹo ra ngoài, đi bằng ngón chân... khi lớn lên có thể tự điều chỉnh. Tuy nhiên các bậc phụ huynh có thể đưa bé đi khám nếu cảm thấy không yên tâm với bất kỳ những bất thường của chân và bàn chân trẻ nếu tồn tại kéo dài để có biện pháp can thiệp sớm cho trẻ.
  • Bàn chân bẹt
Đây là tình trạng bàn chân không có vòm cong như bình thường. Bàn chân bẹt có thể xảy ra ở một hoặc hai bên. Sau khi sinh, vòm cong ở dưới lòng bàn chân chưa có, nhưng sau đó nó sẽ dần dần xuất hiện khi trẻ được 2-3 tuổi. Nếu như vòm cong này vẫn thấy được khi cho trẻ đứng bằng các đầu ngón chân thì chưa cần phải điều trị gì. Tuy nhiên, bàn chân bẹt ở trẻ lớn có thể gây ra đau nhức, vì vậy bạn cần đưa trẻ đi khám để có biện pháp điều trị nếu trẻ kêu đau bàn chân hoặc cổ chân.

https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/a44/e2c/f43/16303.jpeg
  • Ngón chân vẹo vào trong (ngón chân chim bồ câu)
Đây là tình trạng các ngón chân vẹo vào trong. Thường biểu hiện này chỉ rõ khi trẻ bắt đầu đi lại lúc khoảng 12-18 tháng tuổi. Triệu chứng này cũng thường tự khỏi trước 8-9 tuổi.

https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/857/6d5/a52/16301.png
  • Gối vẹo ra ngoài (chân vòng kiềng)
Trước 2 tuổi, hầu hết các trẻ khi đứng sẽ thấy một khoảng cách hở giữa hai đầu gối và hai cổ chân. Nếu khoảng cách này quá lớn cần đưa trẻ đi khám. Chân vòng kiềng cũng có thể là biểu hiện của tình trạng còi xương.
  • Gối vẹo vào trong (chân hình chữ X)
Đây là tình trạng khi trẻ đứng, hai đầu gối gần như chạm vào nhau và hai cổ chân dang xa nhau. Từ 2 đến 4 tuổi, khoảng cách giữa hai mắt cá trong có thể lên đến 6 cm vẫn là bình thường. Chân hình chữ X thường tự hết trước 6 tuổi.

https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/6c8/80a/6dc/16300.jpeg
  • Đi bằng ngón chân
Trẻ bắt đầu tập đi đôi khi có thể đi trên các đầu ngón chân. Tình trạng này nếu biểu hiện thường xuyên thì các bậc phụ huynh cần đưa bé đi đến gặp các nhà chuyên môn phục hồi chức năng nhi khoa, tâm lý nhi khoa để được khám, tư vấn loại trừ bệnh tự kỷ, bại não để có hướng xử trí kịp thời. Các bác sĩ nhi khoa cũng có thể khám để loại trừ các bệnh lý gai đôi đốt sống, teo loạn dưỡng cơ hoặc các bệnh lý về thần kinh cơ.


Xem thêm bài viết GlobeDr Việt Nam:


tháng 5 16, 2019

Thức trắng cả đêm vẫn vô cùng tỉnh táo nhờ những mẹo này

Do điều kiện công việc, gặp những vấn đề ngoài ý muốn hay vui chơi quá đà khiến bạn phải trải qua một đêm không ngủ. Điều này khiến cơ thể bạn mệt mỏi, lờ đờ và uể oải, thiếu tập trung trong công việc. Nhưng đừng lo, hãy thử ngay những cách dưới đây, sẽ giúp bạn lấy lại được sự tỉnh táo.
Tắm và rửa mặt bằng nước lạnh
Bất kỳ lúc nào buồn ngủ thì rửa mặt bằng nước lạnh cũng sẽ giúp bạn tỉnh táo ngay tức thì. Và nếu có thời gian thì hãy tắm vào buổi sáng để đánh thức toàn bộ cơ thể bằng nước mát.
Nước lạnh đóng vai trò như một chất kích thích da và hệ thần kinh đồng thời cũng kích thích quá trình lưu thông máu của cơ thể, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, sảng khoái để thoát khỏi cơn buồn ngủ và đủ năng lượng để làm việc.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/939/8a8/1b7/15598.jpeg
Uống nước
Mất ngủ hay thức quá khuya là những điều làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể. Nó có thể sẽ khiến bạn mất đi cảm giác khát nước, trong khi cơ thể bạn thật sự cần được tiếp nước nhiều hơn. 
Theo các nhà khoa học, bổ sung một lượng nước nhiều gấp 1.2 - 1.3 lần bình thường thực sự cần thiết sau một đêm thức trắng.
Đi dưới ánh sáng tự nhiên
Nhịp sinh học của con người phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng tự nhiên, và mỗi khi thức khuya là bạn đang thay đổi đồng hồ sinh học của chính mình. Chính vì vậy, để lấy lại đồng hồ sinh học thì bạn cần cho não bộ biết rằng thời điểm đó đang là ban ngày, là khoảng thời gian thức dậy “đúng” và cần giữ sự tỉnh táo.
Để làm được điều đó, bạn nên ra ngoài và đi dưới ánh sáng mặt trời hay ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu rọi. Theo đó, trong não bộ có một cơ quan kết nối với mắt nên cứ có ánh sáng chiếu vào mắt thì cơ thể sẽ thông báo cho bạn biết thời gian mình cần thức dậy.
Ăn một trái táo
Nhiều người lựa chọn cafe để có được sự tỉnh táo sau một đêm không ngủ. Nhưng thực chất đâu chỉ có  cafe mới giúp được bạn. Thực tế còn chỉ ra rằng, cafe sẽ kích thích tiêu hóa và gây cảm giác đói, bạn sẽ không nghĩ được gì nhiều ngoài đồ ăn và sau khi ăn bạn sẽ lại cảm thấy tiếp tục buồn ngủ.
Đừng đẩy mình vào cái vòng luẩn quẩn đó, trước khi uống cafe hãy ăn một trái táo. Lượng đường fructose tự nhiên có trong táo sẽ giúp bạn tỉnh táo trong nhiều giờ.
Ngủ một giấc ngắn sau đó
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/3f2/6de/521/15597.jpeg
Đó có thể là vào buổi trưa, một giấc ngủ ngắn 20 - 30 phút thực sự quan trọng trong điều kiện bình thường, và khi bạn đã thức một đêm trắng rồi thì khoảng nghỉ ngắn này còn có giá trị hơn.
Và ngay cả khi trong giờ làm việc, nếu bạn cảm thấy buồn ngủ thì hãy chợp mắt một chút. Bởi trong lúc buồn ngủ, bạn sẽ chẳng làm được gì, nhưng sau khi ngủ dậy bạn sẽ tập trung vào công việc và làm việc có hiệu quả hơn. Đây cũng là cách mà nhiều công ty Nhật Bản khuyến khích nhân viên của mình.

Xem thêm bài viết GlobeDr Việt Nam: 

tháng 5 02, 2019

Lý do tại sao trẻ con thường bị táo bón

Sở dĩ trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn và nhất là bệnh về hệ tiêu hóa là vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/cc6/b49/da2/15324.jpg
Theo đó, có những nguyên nhân gây táo bón chính ở trẻ như sau:
  • Những trẻ trong độ tuổi còn bú mà bú sữa bò hay sữa công thức dễ bị táo bón hơn so với những trẻ bú sữa mẹ. Bởi trong sữa bò có lượng đạm nhiều và khó tiêu hóa hơn.
  • Trẻ bị còi xương, sinh thiếu tháng.
  • Do trẻ ăn quá nhiều chất béo, chất đạm, ăn thức ăn cứng, không đủ lượng vitamin B1; thực đơn ít chất khoáng, ít chất xơ, uống ít nước.
  • Trẻ ít vận động, uống ít nước.
  • Do hậu môn bị rạn.
  • Táo bón do bệnh lý: Có thể trẻ bị bệnh phình đại tràng bẩm sinh (ruột già quá to), thần kinh bất thường, bệnh thần kinh - cơ, bệnh nội tiết chuyển hóa.
Khi bị táo bón, trẻ có cảm giác đau bụng dữ dội, đi tiêu ít và rất khó khăn, nôn ói, chậm lớn, chậm phát triển thần kinh... Thậm chí, táo bón lâu ngày không điều trị có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Nếu con bạn bị táo bón thì cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp. Có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
  • Cho con uống một cốc nước vào buổi sáng sớm và cả ngày hôm đó cho con uống nhiều nước hơn.
  • Uống 2 muỗng canh đường trước khi đi ngủ hoặc dùng kèm với sữa.
  • Cho trẻ bị táo bón uống nước ép bắp cải 2 lần/ ngày.
  • Uống hỗn hợp nước nóng với vài giọt chanh cùng ít muối vào buổi sáng để loại trừ táo bón.
  • Uống hỗn hợp nước ép cà rốt và rau bina trước khi đi ngủ.
  • Ăn nhiều loại rau xanh có vị mát, nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, điều trị táo bón rất tốt.
Trong trường hợp con bị táo bón do bệnh lý thì phụ huynh không được chủ quan và tự xử lý ở nhà. Hãy sớm đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Xem thêm bài viết GlobeDr VietNam:
x

tháng 4 18, 2019

Làm gì khi con bị đau tăng trưởng?

Đau tăng trưởng chính là một phần trong quá trình phát triển của con trẻ nên phụ huynh cần có sự hiểu biết cụ thể để có thể hỗ trợ con tốt nhất.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/09b/35a/d90/15219.jpeg
Theo bác sĩ Huỳnh Thị Diễm Kiều - Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, đau tăng trưởng là một triệu chứng của quá trình tăng trưởng, đau ở chân nhưng không xác định được vị trí chính xác, thường đau tăng trưởng sẽ có từng cơn xảy ra trong vài ngày rồi hết và lại tái diễn.
Đau tăng trưởng xảy ra với trẻ từ 3 tuổi cho đến hết dậy thì, song biểu hiện rõ ràng nhất là ở giai đoạn từ 3 - 5 tuổi và từ 8 - 12 tuổi. Bác sĩ Diễm Kiều cũng cho biết là không phải tất cả mà chỉ có 25 - 40% số trẻ gặp triệu chứng này.

Về các dấu hiệu của đau tăng trưởng, bác sĩ Huỳnh Thị Diễm Kiều cho biết, thường thì trẻ sẽ gặp một số vấn đề như:
Xuất hiện các cơn đau ở khắp các cơ.
Đau nhiều ở mặt trước đùi, đau bắp chân và sau gối.
Ban ngày bình thường nhưng tối đến trẻ lại thấy đau. Nhất là sau một ngày vận động liên tục.
Các cơn đau chỉ kéo dài trong vài ngày rồi dứt. Nhưng vẫn tái đi tái lại.
Ngoài ra, một số trẻ còn có thể bị đau đầu hay đau bụng.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/cce/a16/353/15220.jpeg
Khi trẻ bị đau tăng trưởng, phụ huynh nên:
Cho trẻ nghỉ ngơi, nằm ở tư thế thoải mái; giúp trẻ xoa bóp những vùng khớp bị đau một cách nhẹ nhàng.
Bổ sung thêm những thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, sữa, thịt, các loại rau, hoa quả giàu chất xơ, hạn chế chất béo trong thực đơn của trẻ.
Khuyến khích con có những động tác vận động nhẹ nhàng nếu không cảm thấy quá đau.
Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ kêu đau chân kèm các các triệu chứng như sưng tấy, ửng đỏ và nóng, đụng vào chỗ đau trẻ thụt lại thì đó có thể là sự ảnh hưởng lên khớp do tình trạng bệnh lý, khi đó cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để nhận thăm khám và điều trị.


Xem thêm GlobeDr VietNam: https://globedr.com/post/47455536624e564a474e7971637a79525334697644413d3d

tháng 4 05, 2019

Bộ Y tế ra quy định về các loại bệnh tiêm chủng bắt buộc

Theo quy định, có 10 loại bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi và được tiêm miễn phí.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/e65/070/cd2/15478.jpg
Điều này thể hiện rõ trong thông tư “Quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc” được Bộ Y tế ban hành vào đầu năm 2018.
10 loại bệnh được Bộ Y tế nhắc đến chính là: viêm gan virus B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, bệnh sởi, viêm não Nhật bản B và Rubella.
Có 2 trong 10 loại vắc xin này chỉ định tiêm bắt buộc cho trẻ sơ sinh là vắc xin viêm gan virus B trong 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao trong 1 tháng đầu sau sinh.
Trong trường  hợp trẻ nào chưa được tiêm chủng đầy đủ thì Bộ Y tế cũng lưu ý cần tiêm bổ sung để đạt được hiệu quả trong phòng tránh bệnh.

Xem Video tại channel GlobeDr Việt Nam:
6 mũi tiêm bảo vệ con suốt đời

tháng 4 03, 2019

6 thói quen ăn uống "khỏe - trẻ - đẹp" của người Nhật

Nếu bạn đang thắc mắc không biết tại sao phụ nữ Nhật luôn nằm trong top người có vóc dáng đẹp, nước da mịn màng và tuổi thọ cao, thì cùng GlobeDr xem bài viết dưới đây nhé.
6 bí quyết trẻ lâu trong thói quen ăn uống của người Nhật - Ảnh 3.
Đây chính là 6 thói quen ăn uống mỗi ngày được chị em Nhật Bản tuân thủ.
Ăn nhiều cá
Hàm lượng Omega-3 dồi dào có trong cá giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Có thể kể đến các loại cá như cá hồi, cá trích, có thu, cá ngừ...
Ngoài ra, ăn nhiều cá còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh ung thư vú.
Ăn rong biển
Rong biển có chứa nhiều kali, vitamin C, canxi và beta carotene. Những chất này vừa ngăn chặn quá trình lão hóa, cung cấp thêm máu và vừa giúp xương luôn chắc khỏe.
Ăn nhiều rau củ
Cà rốt, rau bina, nấm, củ cải trắng... chính là những loại rau củ mà phụ nữ Nhật chú trọng, thường xuyên sử dụng trong bữa ăn của mình. Thường họ chỉ đem luộc hoặc hấp, vừa bảo toàn dinh dưỡng lại hạn chế tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.
Uống trà xanh 
Nhật bản vốn đã nổi tiếng với văn hóa trà đạo. Và sự thật là trong trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể thanh lọc, thải độc tố, chống lại các tác nhân gây ung thư.
Ăn đậu nành
Đây chính là nguồn protein lành mạnh không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của phụ nữ Nhật. Không những thế, đậu nành được biết đến với khả năng kích thích tăng trưởng vòng một.
Ăn uống chậm rãi
Nếu để ý bạn sẽ thấy người Nhật Bản có phong thái ăn uống của người Nhật rất thanh lịch và từ tốn. Với phong thái này, họ vừa có thể thưởng thức hương vị món ăn đầy đủ hơn, vừa có lợi cho quá trình tiêu hóa, làm giảm bớt các hoạt động của dạ dày.
xem Video tại channel GlobeDr Việt Nam : https://youtu.be/gXBOpMg4QPY

Tổng hợp

tháng 3 27, 2019

Gene gây bệnh tay chân miệng có trong tế bào của tất cả mọi người

Giáo sư Yuen Kwok-yung – nhà vi sinh học hàng đầu Đại học Hong Kong mới đây đã nghiên cứu và xác định được một loại gene trong cơ thể người có liên quan đến bệnh tay chân miệng và các biến chứng nguy hiểm.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/b55/d83/ccd/15094.jpg
Theo giáo sư Yuen, loại gene đó có tên là hWARS, trước đây từng được xác định là vô hại.  Loại gene này có mặt trong tất cả tế bào của con người, cho phép Enterovirus-A71 (EV-A71) – một virus gây bệnh tay chân miệng xâm nhập vào tế bào và gây bệnh tay chân miệng.
Cũng với nghiên cứu này, giáo sự Yuen và cộng sự cũng phát hiện, những người có gene hWARS đã ngừng hoạt động thì khi virus EV-A71 xâm nhập thì không bị bệnh. Và ngược lại, những người có gen này vẫn hoạt động thì nguy cơ phát bệnh cao.
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ thường bắt đầu bằng sốt, đau họng và mệt mỏi; sau 1 – 2 ngày sẽ xuất hiện những vết lở loét ở trong miệng, tay, chân, có thể ở cả mông, khuỷu tay và đầu gối. Loại bệnh này có thể hồi phục trong 7 – 10 ngà. Tuy nhiên, có những trường hợp nghiêm trọng biến chứng sang viêm màng não virus, bệnh bại liệt, thậm chí là tử vong.
Hiện tại vẫn chưa có loại thuốc đặc trị và vắc xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Qua kết quả nghiên cứu lần này, các nhà khoa học hy vọng sẽ phát triển được loại thuốc ngăn chặn sự hoạt động của gene hWARS.
Nếu gene hWARS ngừng hoạt động, điều này không những ngăn chặn được virus gây bệnh tay chân miệng xâm nhập mà còn ngăn chặn được 8 loại virus khác nữa.


Xem thêm tại GlobeDr :
https://globedr.com/post/6b494b467a424b44683637736235554a4a686f4754413d3d

tháng 3 14, 2019

Nguy hiểm từ bệnh do virus Dengue

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là hai loại bệnh này là do cùng một căn nguyên gây ra là virus Dengue, song nếu như bệnh sốt Dengue là bệnh diễn biến lành tính, không có các hiện tượng tăng tính thấm thành mạch quan trọng và hầu như không có biến chứng; thì sốt xuất huyết Dengue lại có các đặc điểm lâm sàng nổi bật như xuất huyết, trụy mạch, bệnh nhân có nguy cơ bị tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Để tìm hiểu kỹ hơn về hai loại bệnh này, mời mọi người cùng theo dõi bài viết với những chia sẻ từ TS. BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết BV Nhi đồng 1 TPHCM.


Đối với bệnh sốt Dengue
Dấu hiệu nhận biết

  • Sốt cao đột ngột, liên tục, kéo dài từ 2 – 7 ngày
  • Mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn
  • Đau cơ, nhức xương khớp, nhức hai hố mắt
  • Phát ban và da xung huyết.

Ngoài ra, có một số biểu hiện khác không thường thấy như xuất huyết dưới da, chảy máu cam.

Hướng điều trị
Bệnh nhân bị sốt Dengue có thể điều trị ngoại trú hoặc được theo dõi tại các cơ sở y tế. Việc điều trị bệnh chủ yếu là tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng. Có thể sử dụng thuốc hạ nhiệt paracetamol... Trong trường hợp sốt cao, nhất là với trẻ em có thể có nguy cơ co giật thì cần phải kết hợp dùng thuốc hạ nhiệt và lau mát.
Cho người bệnh bù dịch bằng đường uống, có thể dùng nước trái cây, nước cháo pha loãng với muối hoặc truyền dịch trong một số ít trường hợp. Tuy nhiên, trước khi truyền dịch nên tiến hành kiểm tra để đảm bảo cơ thể người bệnh cho phép thực hiện việc này.
Đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue
Dấu hiệu nhận biết
Người bị bệnh sốt xuất huyết Dengue có triệu chứng đột ngột sốt cao liên tục từ 2 – 7 ngày và các dấu hiệu như sốt Dengue. Ngoài ra, từ ngày thứ 3 trở đi sẽ có những biểu hiện xuất huyết dưới nhiều hình thái khác nhau; có thể kể đến một số dấu hiệu điển hình như:
Dấu hiệu dây thắt dương tính, tức là khi đo và giữ huyết áp ngay cánh tay ở trị số huyết áp trung bình trong 5 phút, sau đó thả ra thì thấy xuất hiện nhiều chấm xuất huyết ở vùng da dưới chỗ đo huyết áp.;
Xuất huyết tự nhiên ở da, niêm mạc hoặc có vết bầm tím xung quanh nơi tiêm chích;
Các chấm xuất huyết ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong cánh tay, mạn sườn, bụng, đùi;
Bệnh nhân bị chảy máu mũi, máu lợi, đi tiểu ra máu; phụ nữ kinh nguyệt kéo dài hoặc có kinh sớm hơn thông thường.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/1a1/a99/846/14515.jpeg
Nôn ra máu, đi cầu phân đen.
Trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue nặng hơn có thể có hiện tượng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng.
TS. BS Nguyễn Minh Tuấn cảnh báo: “Bệnh sốt xuất huyết Dengue không phải là bệnh thông thường, nên khi phát hiện bệnh thì cần đi đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Trong một số tình huống nhận thấy bệnh nhân có vật vã, đau bụng nhiều, ói nhiều, tay chân lạnh, tiểu ít, xuất huyết nhiều là dấu hiệu của tiền sốc. Khi đó, bệnh nhân sẽ cần được theo dõi chặt chẽ hơn.”
Hướng điều trị
Trong trường hợp bệnh nhân mới bị bệnh, bệnh còn nhẹ hay chưa có những dấu hiệu của tiền sốc và sốc thì sẽ được điều trị và theo dõi như bị sốt thông thường.
Cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế trong trường hợp bệnh trở nặng, để được nhân viên y tế bù dịch tích cực và thực hiện những biện pháp điều trị đặc biệt khác, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Xem thêm tại GlobeDr Việt Nam:
https://globedr.com/post/784468484973E8W6mVzyQgNxhj6uNkBTc4NbkUc1Kh1rsd3d


tháng 3 10, 2019

Các phân biệt hai loại bệnh do virus Dengue gây ra

Các loại bệnh do virus dengue có sốt dengue và sốt xuất huyết dengue, được gây nên bởi một trong bốn loại huyết thanh virus (4 tuýp) đó là DEN-1, DEN-2, DEN-3 VÀ DEN-4. 
Khi một người nhiễm một loại virus thì cơ thể sẽ được miễn dịch suốt đời, nhƯng chỉ có thể chống lại huyết thanh virus đó mà thôi. Cho nên một người có thể hơn một lần mắc bệnh dengue nếu sống trong vùng dịch. Muỗi chính là trung gian lây bệnh.
Sốt dengue và sốt xuất huyết dengue là hai loại bệnh khác nhau về đặc điểm cũng như mức độ nguy hiểm. Tiến Sĩ Bác Sĩ Nguyễn Minh Tuấn –Trưởng Khoa Sốt Xuất Huyết Bệnh Viện Nhi Đồng I cho biết: “Tuy hai loại bệnh này là do cùng một căn nguyên gây ra, song nếu như bệnh sốt Dengue là bệnh diễn biến lành tính, không có các hiện tượng tăng tính thấm thành mạch quan trọng và hầu như không có biến chứng; thì sốt xuất huyết Dengue lại có các đặc điểm lâm sàng nổi bật như xuất huyết, trụy mạch, bệnh nhân có nguy cơ bị tử vong nếu không được điều trị kịp thời”.

Đối với bệnh sốt Dengue
Dấu hiệu nhận biết
Khi bị sốt Dengue, người bệnh thường sốt cao đột ngột, liên tục, kéo dài từ 2 – 7 ngày; cùng một số các triệu chứng khác như mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, đau cơ, nhức xương khớp, nhức hai hố mắt, phát ban và da xung huyết.
Ngoài ra, có một số biểu hiện khác không thường thấy như xuất huyết dưới da, chảy máu cam.

Hướng điều trị
Bệnh nhân bị sốt Dengue có thể điều trị ngoại trú hoặc được theo dõi tại các cơ sở y tế. Việc điều trị bệnh chủ yếu là tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng. Có thể sử dụng thuốc hạ nhiệt paracetamol... Trong trường hợp sốt cao, nhất là với trẻ em có thể có nguy cơ co giật thì cần phải kết hợp dùng thuốc hạ nhiệt và lau mát.
Cho người bệnh bù dịch bằng đường uống, có thể dùng nước trái cây, nước cháo pha loãng với muối hoặc truyền dịch trong một số ít trường hợp. Tuy nhiên, trước khi truyền dịch nên tiến hành kiểm tra để đảm bảo cơ thể người bệnh cho phép thực hiện việc này.
Đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue
Dấu hiệu nhận biết
Người bị bệnh sốt xuất huyết Dengue có triệu chứng đột ngột sốt cao liên tục từ 2 – 7 ngày và các dấu hiệu như sốt Dengue. Ngoài ra, từ ngày thứ 3 trở đi sẽ có những biểu hiện xuất huyết dưới nhiều hình thái khác nhau; có thể kể đến một số dấu hiệu điển hình như:
Dấu hiệu dây thắt dương tính, tức là khi đo và giữ huyết áp ngay cánh tay ở trị số huyết áp trung bình trong 5 phút, sau đó thả ra thì thấy xuất hiện nhiều chấm xuất huyết ở vùng da dưới chỗ đo huyết áp.;
Xuất huyết tự nhiên ở da, niêm mạc hoặc có vết bầm tím xung quanh nơi tiêm chích;
Các chấm xuất huyết ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong cánh tay, mạn sườn, bụng, đùi;
Bệnh nhân bị chảy máu mũi, máu lợi, đi tiểu ra máu; phụ nữ kinh nguyệt kéo dài hoặc có kinh sớm hơn thông thường.
Nôn ra máu, đi cầu phân đen.
Trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue nặng hơn có thể có hiện tượng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/1a1/a99/846/14515.jpeg
Hướng điều trị
Với những bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue mới bị, bị nhẹ, chưa có dấu hiệu của tiền sốc và sốc thì có thể được điều trị và theo dõi như bệnh nhân bị sốt thông thường. Trường hợp nặng hơn thì phải nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để được bù dịch tích cực, kết hợp các biện pháp điều trị đặc biệt.
Đặc biệt, trong tình huống nhận thấy bệnh nhân có vật vã, đau bụng nhiều, ói nhiều, tay chân lạnh, tiểu ít, xuất huyết nhiều là dấu hiệu của tiền sốc. Khi đó, bệnh nhân sẽ cần được theo dõi chặt chẽ hơn.
Bác sĩ Minh Tuấn khuyến cáo, đã có những bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nên nhất định không được xem nhẹ bệnh sốt xuất huyết dengue.

Xem thêm tại Ứng dụng sức khỏe:
https://globedr.com/post/784468484973E8W6mVzyQgNxhj6uNkBTc4NbkUc1Kh1rsd3d

tháng 3 06, 2019

Tìm hiểu về hội chứng hair tourniquet khiến trẻ mất ngón tay do một sợi tóc

Theo bác sĩ Huỳnh Thị Diễm Kiều - Bệnh viện Nhi đồng II TPHCM: “Hội chứng Hair tourniquet là một hội chứng hiếm và còn khá lạ lẫm. Tuy nhiên nguy cơ trẻ sơ sinh gặp phải hội chứng này là lúc nào cũng có. Các mẹ vừa mới sinh con thường bị rụng tóc nhiều, còn trẻ sơ sinh thì các bộ phận cơ thể nhỏ nên rất dễ bị thắt lại”.
Hội chứng hair tourniquet là hiện tượng ngón tay, ngón chân hay thậm chí là bộ phận sinh dục bé trai bị quấn chặt bởi một sợi tóc hay sợi vải nhỏ, gây ra sự đau đớn, gián đoạn lưu thông máu. Và nếu không được phát hiện kịp thời, điều này có thể dẫn đến hoại tử, phải cắt bỏ bộ phận đó.
Đã có không ít trẻ sơ sinh đã gặp phải tình trạng đáng tiếc này, bác sĩ Diễm Kiều dành một vài lời khuyên cho các gia đình đang nuôi con nhỏ.


Nên thường xuyên kiểm tra tay, chân của con mỗi ngày; nhất là trẻ sơ sinh hay dùng bao tay, bao chân.
Kiểm tra quần áo của con để chắc chắn rằng không có bất kỳ sợi vải nào tuột ra ngoài có nguy cơ quấn vào tay, chân bé.
Nên cắt bỏ những phần chỉ thừa, giặt sạch sẽ quần áo mới mua trước khi mặc cho con.
Mẹ nên giữ tóc gọn gàng, quét sạch những sợi tóc rụng xung quanh nơi con nằm.
Bác sĩ lưu ý: “Bố mẹ khi chăm con nên thường xuyên kiểm tra toàn bộ cơ thể của con. Nếu thấy ngón tay, ngón chân bị ửng đỏ, thâm tím hay sưng phồng thì xem có bị vật gì quấn vào hay không. Nếu vết sưng phồng càng to có nghĩa là vết thắt càng chặt, không xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng”.

Xem thêm tại Ứng dụng y tế:
https://globedr.com/post/59627a6d643355367654496a4c746f69594d685062673d3d


tháng 1 23, 2019

Những tác dụng của bơ dành cho mẹ bầu không phải ai cũng biết

Ai cũng biết bơ có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Còn riêng cho phụ nữ mang thai, ăn bơ sẽ trị ốm nghén, phòng ngừa chứng táo bón cho mẹ; ngăn ngừa dị tật và giúp phát triển trí não cho thai nhi...
Trong thành phần của 100g bơ có chứa khoảng 26% vitamin K, 20% folate, 14% vitamin B5, 13% vitamin B6, 17% vitamin C, 14% kali và 10% vitamin E mà cơ thể cần. Nói chung, mỗi quả bơ có chứa khoảng 25 loại vitamin và khoáng chất “thân thiện” với sức khỏe.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/d0e/c7d/eb5/14697.jpg
“Trị” ốm nghén
Nếu ốm nghén nặng có thể khiến bà bầu suy nhược cơ thể, không hấp thu được dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Quả bơ còn chứa nguồn vitamin B6 dồi dào, có tác dụng giảm thiểu cơn buồn nôn cho thai phụ. Ngoài ra, loại vitamin hữu ích này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hỗ trợ sản xuất hồng cầu.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/bc0/8ce/9db/14699.jpg
Bên cạnh đó, quả bơ cũng rất an toàn và giàu dinh dưỡng đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú. Nửa trái bơ trọng lượng trung bình có thể chứa đến khoảng 14,7 g chất béo. Thoạt nghe, người ta sợ ngay vì đây là hàm lượng chất béo tương đối cao nhưng không sao, vì khi ăn điều độ, trái bơ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khiến cho tai tiếng về hàm lượng chất béo cao bỗng trở thành “chuyện nhỏ”
Tăng sức đề kháng cho mẹ bầu
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/f71/b27/3d0/14700.jpg


Một lý do khác không thể bỏ qua loại trái cây vùng nhiệt đới này chính là vitamin B6 chứa trong bơ, đây là loại vitamin rất cần thiết, tham gia vào việc thực hiện các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể, bên cạnh đó còn tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Hỗ trợ tiêu hóa, giảm chứng táo bón

https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/9f4/4fd/ee1/14702.jpg

Trong quá trình mang thai nhiều mẹ bầu phải thường xuyên đối mặt với các chứng táo bón, khó chịu, đầy hơi, mệt mỏi. Ăn bơ chính là vị cứu tinh giúp giảm bớt tình trạng này vì bơ có chứa hàm lượng chất xơ rất lớn hỗ trợ đắc lực cho hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột và phòng ngừa hiệu quả chứng táo bón.
Phát triển trí não thai nhi
Quả bơ rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Trong quả bơ chứa hàm lượng cao chất béo, nhưng đó là những chất béo hữu ích cho sức khỏe và đặc biệt rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Đặc biệt trong bơ cũng rất giàu acid folic, nguồn dinh dưỡng quan trọng cho một trái tim khỏe mạnh. Acid folic là một khoáng chất vô cùng cần thiết, nhất là đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Theo các chuyên gia, nếu bà bầu thường xuyên ăn quả bơ trong thai kỳ sẽ sinh con thông minh hơn.
Trong loại quả "màu mỡ" này còn chứa nhiều vitamin K, một loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng vào quá trình làm đông máu cũng như giúp hoạt hóa một số protein trong xương để xương có thể phát triển khỏe mạnh.

https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/d60/4dd/857/14698.jpg

Ngăn ngừa dị tật ở thai nhi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên tiêu thụ khoảng 600 - 800mcg folate mỗi ngày để phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai.
Chỉ một quả bơ nhỏ bé thôi đã mang lại rất nhiều lợi ích đối với cả chính mẹ bầu và thai nhi. Hương vị của bơ cũng khá ngon và dễ ăn. Mẹ hoàn toàn có thể thử bằng nhiều cách khác nhau như sinh tố bơ dầm hay ăn bơ không cũng được. Nhưng đừng quên loại quả tốt ngày trong thai kỳ nhé!

Xem thêm tại: https://globedr.com/post/763E8W6mVzyQgNxhj6uNkBTc4NbkUc1Kh1rs4c4c66413d3d

tháng 1 09, 2019

Những cơn đau cổ đáng ghét, nguyên nhân do đâu?

Cổ là bộ phận rất dễ bị tổn thương khi có chấn động mạnh. Các tác động từ bên ngoài có thể gây căng các cơ ở cổ gây đau nhức. Một số trường hợp tác động nguy hiểm đến cổ như bị đánh vào cổ, té, tai nạn giao thông, va đập mạnh… cần phải được sơ cứu và chăm sóc từ các Bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức vì nếu để lâu có thể ảnh hưởng xấu đến tủy sống.

Bạn thường xuyên bị hành hạ bởi những cơn đau cổ không rõ nguyên nhân hoặc đau liên tục trong một thời gian dài? Vậy hôm nay, hãy cùng GLOBEDR và bác sĩ Bác sĩ Lê Thị Phương Nga - Khoa Lão - khoa Khám bệnh BV Nguyễn Trãi tìm hiểu những nguyên nhân gây đau cổ phổ biến hiện nay nhé!
Ngồi sai tư thế
 https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/94b/df4/9dc/14716.jpg
Việc ngồi sai tư thế trong thời gian dài sẽ làm cho cổ bị nghiêng hoặc đưa về phía trước, điều này sẽ khiến cho các mô, gân và cơ bị giãn ra hay đau nhức cổ. Nguyên nhân này thường được bắt gặp ở những người làm việc trên máy tính, bấm điện thoại hay ngủ sai tư thế làm ảnh hưởng đến cổ. Ngồi sai tư thế có thể nghỉ ngơi, uống giảm đau thông thường.
Căng cơ cổ
 
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/056/3ca/d67/14717.jpg
Những người thường phải vận động hay lao động khiêng vác vật nặng thường gặp phải vấn đề này. Việc phải căng cơ thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận ở cổ gây tình trạng đau nhức cổ. Tuy nhiên, tình trạng này thường không kéo dài.
Viêm khớp
 
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/3f8/025/f81/14718.jpg
Viêm khớp sẽ hủy hoại các sụn khớp và đĩa điệm ở cổ từ đó ảnh hưởng đến cổ gây đau nhức. Các triệu chứng ban đầu của viêm khớp là tê, cứng các khớp xương, đau nhức gây khó ngủ.
Chấn thương
 
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/3d2/2f1/1fc/14719.jpg
Bên cạnh đó, bác sĩ Phương Nga cũng lưu ý thêm: “Nếu những trường hợp như ngồi/ ngủ sai tư thế, căng cơ thì không đang lo ngại; tuy nhiên cần đến gặp bác sĩ hoặc những những có chuyên môn để được khám và chẩn đoán bệnh nếu đau cổ kéo dài hoặc đau cổ kèm theo các triệu chứng như tê tay , chân hoặc yếu tay chân; đau cổ kèm theo sốt, đau đầu nhiều, buồn nôn, nôn; đau cổ kèm theo nổi hạch cổ (sưng to); đau cổ xảy ra (cấp) sau khi té, tai nạn xe, bị đập mạnh vào cổ.”