ỨNG DỤNG GLOBEDR VIỆT NAM - ỨNG DỤNG SỨC KHỎE HÀNG ĐẦU

Ứng dụng GlobeDr Việt Nam, bạn được quyền nhận Tư Vấn sức khỏe dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên gia; nhắc nhớ Lịch Tiêm Chủng theo chuẩn của Bộ Y tế; lưu trữ Hồ Sơ Sức Khỏe điện tử đầy đủ và bảo mật; theo dõi Sơ Đồ Tăng Trưởng liên tục và đưa ra Mốc Tăng Trưởng phù hợp với thể chất con trẻ; đánh giá tình hình sức khỏe qua các chỉ số cơ thể...

Hiển thị các bài đăng có nhãn nuôi con. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nuôi con. Hiển thị tất cả bài đăng

tháng 2 23, 2021

Những bệnh xuân hè hay gặp nhất ở trẻ


Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bắt gặp 5 loại bệnh dưới đây nhất. Phụ huynh cần nắm để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho con.

Bệnh quai bị

Quai bị tuy là loại bệnh lành tính nhưng  nếu không được chăm sóc và điều trị phù hợp, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như vô sinh ở trẻ trai, trẻ gái bị đau bụng dưới, hoặc trẻ có thể bị nôn hay đau đầu… Lúc này phụ huynh nên đưa trẻ đi đến bệnh viện để thăm khám.

Bệnh sởi

Bệnh sởi thường gặp ở trẻ và cũng có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm cần cẩn trọng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt hay viêm não sau sởi…

Để phòng bệnh sởi, hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh  nên phụ huynh nên chủ động tiêm phòng đầy đủ cho con để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ. Bệnh này có tốc độ lây lan khá nhanh vì có thể lây qua đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc với dịch phỏng của người bệnh.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – trưởng khoa nhiễm BV Nhi đồng 1 thì trong đời, mỗi người đều phải bị thủy đậu 1 lần, nhưng thường nhiều nhất là ở khoảng độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Nhưng sau đó sẽ có miễn dịch suốt đời và không bị tái lại.

Mùa xuân – hè từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm là thời gian thủy đậu xuất hiện nhiều nhất. Thủy đậu có thể tự khỏi nhưng vẫn có trường hợp gặp biến chứng như bội nhiễm mụn nước, viêm cầu thận cấp, viêm phổi… có những trường hợp còn dẫn tới tử vong.

Cảm cúm

Trẻ là đối tượng dễ bị bệnh nhất do hệ miễn dịch chưa hoàn hiện, sức khỏe còn yếu. Trẻ khi bị cúm có thể gặp các triệu chứng như sốt, nghẹt mũi, chảy mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân…

Trẻ cũng có thể bị lây bệnh cúm qua đường hô hấp, lây từ người lớn… Nên thời gian này, phụ huynh nên chú ý tăng cường sức khỏe cho con trẻ cũng như không cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác hay người lớn đang bị bệnh.

Nhiễm trùng tiêu hóa

Thời tiết này là điều kiện thuận lợi cho các loại virus hợp bào phát triển và nếu để chúng xâm vào cơ thể trẻ nhỏ sẽ dễ khiến trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa vì chúng có thể làm phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh.

Trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa, nhẹ có thể sốt cao từ 38 – 40 độ, sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho và đau rát họng; nặng có thể đi đại tiện dạng nước, buồn nôn…

Chính vì thế, phụ huynh nên đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống để phòng bệnh hiệu quả.

Xem thêm bài viết trên GlobeDr – Bác sĩ toàn cầu tại:
https://globedr.com/post/5_benh_thuong_gap_nhat_o_tre_thoi_diem_tu_xuan_sang_he

Tải ứng dụng để được chăm sóc sức khỏe toàn diện miễn phí: https://globedr.com/getapp

tháng 6 19, 2019

Chân - bàn chân trẻ và những hình dạng bất thường

Những bất thường về hình dáng của chân và bàn chân trẻ như gối vẹo vào trong, gối vẹo ra ngoài, đi bằng ngón chân... khi lớn lên có thể tự điều chỉnh. Tuy nhiên các bậc phụ huynh có thể đưa bé đi khám nếu cảm thấy không yên tâm với bất kỳ những bất thường của chân và bàn chân trẻ nếu tồn tại kéo dài để có biện pháp can thiệp sớm cho trẻ.
  • Bàn chân bẹt
Đây là tình trạng bàn chân không có vòm cong như bình thường. Bàn chân bẹt có thể xảy ra ở một hoặc hai bên. Sau khi sinh, vòm cong ở dưới lòng bàn chân chưa có, nhưng sau đó nó sẽ dần dần xuất hiện khi trẻ được 2-3 tuổi. Nếu như vòm cong này vẫn thấy được khi cho trẻ đứng bằng các đầu ngón chân thì chưa cần phải điều trị gì. Tuy nhiên, bàn chân bẹt ở trẻ lớn có thể gây ra đau nhức, vì vậy bạn cần đưa trẻ đi khám để có biện pháp điều trị nếu trẻ kêu đau bàn chân hoặc cổ chân.

https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/a44/e2c/f43/16303.jpeg
  • Ngón chân vẹo vào trong (ngón chân chim bồ câu)
Đây là tình trạng các ngón chân vẹo vào trong. Thường biểu hiện này chỉ rõ khi trẻ bắt đầu đi lại lúc khoảng 12-18 tháng tuổi. Triệu chứng này cũng thường tự khỏi trước 8-9 tuổi.

https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/857/6d5/a52/16301.png
  • Gối vẹo ra ngoài (chân vòng kiềng)
Trước 2 tuổi, hầu hết các trẻ khi đứng sẽ thấy một khoảng cách hở giữa hai đầu gối và hai cổ chân. Nếu khoảng cách này quá lớn cần đưa trẻ đi khám. Chân vòng kiềng cũng có thể là biểu hiện của tình trạng còi xương.
  • Gối vẹo vào trong (chân hình chữ X)
Đây là tình trạng khi trẻ đứng, hai đầu gối gần như chạm vào nhau và hai cổ chân dang xa nhau. Từ 2 đến 4 tuổi, khoảng cách giữa hai mắt cá trong có thể lên đến 6 cm vẫn là bình thường. Chân hình chữ X thường tự hết trước 6 tuổi.

https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/6c8/80a/6dc/16300.jpeg
  • Đi bằng ngón chân
Trẻ bắt đầu tập đi đôi khi có thể đi trên các đầu ngón chân. Tình trạng này nếu biểu hiện thường xuyên thì các bậc phụ huynh cần đưa bé đi đến gặp các nhà chuyên môn phục hồi chức năng nhi khoa, tâm lý nhi khoa để được khám, tư vấn loại trừ bệnh tự kỷ, bại não để có hướng xử trí kịp thời. Các bác sĩ nhi khoa cũng có thể khám để loại trừ các bệnh lý gai đôi đốt sống, teo loạn dưỡng cơ hoặc các bệnh lý về thần kinh cơ.


Xem thêm bài viết GlobeDr Việt Nam:


tháng 5 02, 2019

Lý do tại sao trẻ con thường bị táo bón

Sở dĩ trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn và nhất là bệnh về hệ tiêu hóa là vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
https://files.globedr.com/Upload/PostMsgDoc/cc6/b49/da2/15324.jpg
Theo đó, có những nguyên nhân gây táo bón chính ở trẻ như sau:
  • Những trẻ trong độ tuổi còn bú mà bú sữa bò hay sữa công thức dễ bị táo bón hơn so với những trẻ bú sữa mẹ. Bởi trong sữa bò có lượng đạm nhiều và khó tiêu hóa hơn.
  • Trẻ bị còi xương, sinh thiếu tháng.
  • Do trẻ ăn quá nhiều chất béo, chất đạm, ăn thức ăn cứng, không đủ lượng vitamin B1; thực đơn ít chất khoáng, ít chất xơ, uống ít nước.
  • Trẻ ít vận động, uống ít nước.
  • Do hậu môn bị rạn.
  • Táo bón do bệnh lý: Có thể trẻ bị bệnh phình đại tràng bẩm sinh (ruột già quá to), thần kinh bất thường, bệnh thần kinh - cơ, bệnh nội tiết chuyển hóa.
Khi bị táo bón, trẻ có cảm giác đau bụng dữ dội, đi tiêu ít và rất khó khăn, nôn ói, chậm lớn, chậm phát triển thần kinh... Thậm chí, táo bón lâu ngày không điều trị có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Nếu con bạn bị táo bón thì cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp. Có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
  • Cho con uống một cốc nước vào buổi sáng sớm và cả ngày hôm đó cho con uống nhiều nước hơn.
  • Uống 2 muỗng canh đường trước khi đi ngủ hoặc dùng kèm với sữa.
  • Cho trẻ bị táo bón uống nước ép bắp cải 2 lần/ ngày.
  • Uống hỗn hợp nước nóng với vài giọt chanh cùng ít muối vào buổi sáng để loại trừ táo bón.
  • Uống hỗn hợp nước ép cà rốt và rau bina trước khi đi ngủ.
  • Ăn nhiều loại rau xanh có vị mát, nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, điều trị táo bón rất tốt.
Trong trường hợp con bị táo bón do bệnh lý thì phụ huynh không được chủ quan và tự xử lý ở nhà. Hãy sớm đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Xem thêm bài viết GlobeDr VietNam:
x