ỨNG DỤNG GLOBEDR VIỆT NAM - ỨNG DỤNG SỨC KHỎE HÀNG ĐẦU

Ứng dụng GlobeDr Việt Nam, bạn được quyền nhận Tư Vấn sức khỏe dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên gia; nhắc nhớ Lịch Tiêm Chủng theo chuẩn của Bộ Y tế; lưu trữ Hồ Sơ Sức Khỏe điện tử đầy đủ và bảo mật; theo dõi Sơ Đồ Tăng Trưởng liên tục và đưa ra Mốc Tăng Trưởng phù hợp với thể chất con trẻ; đánh giá tình hình sức khỏe qua các chỉ số cơ thể...

tháng 1 13, 2021

Nguyên nhân khiến tỷ lệ học sinh béo phì ngày càng tăng chính là đây

Thống kê riêng tại Tp. Hồ Chí Minh hiện có tới 50% trẻ tiểu học bị thừa cân béo phì, 15.4% bị tăng huyết áp và thậm chí có trẻ bị đái tháo đường khi chỉ mới 9 tuổi…


Nguyên nhân từ việc trẻ ăn sáng thất thường

Có nhiều lý do khiến trẻ không có đủ thời gian để ăn sáng ở nhà hay đi ăn sáng một cách đầy đủ và đủ chất. Trong đó, có những lý do rất thành thị như kẹt xe, vào học sớm vào buổi sáng, bố mẹ phải đi làm sớm… Chính điều này dẫn tới việc trẻ phải ăn vội những món ăn nhanh như bánh mỳ, bánh hamburger... trước khi vào lớp. Hoặc cũng có những trường hợp trẻ không kịp ăn sáng và được bố mẹ cho tiền để tự mua đồ. Trẻ có thể mua đồ ăn trước cổng trường hay tranh thủ giờ ra chơi và ra căng tin trường để mua đồ ăn nhanh.

Theo Bác sĩ CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, các loại thức ăn nhanh như hamburger, mì gói, xúc xích, xiên que... là những loại có chứa nhiều dầu mỡ, giàu chất béo, muối và đường. Khi cho trẻ ăn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Còn một trường hợp khác nữa là trẻ bỏ luôn bữa sáng, sau đó ăn nhiều hơn vào bữa trưa hay chiều tối, và cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì cao hơn.

Nguy cơ mắc nhiều bệnh khi béo phì

Theo thống kê:

  • Khoảng 50% trẻ tiểu học bị thừa cân béo phì.
  • Khoảng 15.4% trẻ học đường từ 6 – 18 tuổi bị tăng huyết áp – trước đây tăng huyết áp chỉ gặp ở người 60 tuổi, sau đó ở 40 tuổi và những năm gần đây còn gặp cả ở người trẻ tuổi, trẻ vị thành niên và xuất hiện đột quỵ
  • Trẻ 9 tuổi đã bị đái tháo đường type 2 – đây là loại bệnh thường gặp ở người lớn tuổi…

Khi thừa cân béo phì, trẻ cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh huyết áp, đái tháo đường hay ung thư. Trong số 15.4% trẻ bị tăng huyết áp đều bị béo phì, béo bụng, dinh dưỡng không hợp lý, ít luyện tập… Số trẻ bị đái tháo đường type 2 đều bị béo phì nặng, gia đình có người bị đái tháo đường.

Bác sĩ CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp đưa ra lời khuyên:

  • Cho trẻ ăn uống với một chế độ cân đối các nhóm thực phẩm. Ăn đạt 3 phần rau và 2 phần trái cây mỗi ngày tùy theo độ tuổi của trẻ.
  • Nên cho trẻ uống sữa không đường, hạn chế đồ uống có ga, đồ uống ngọt.
  • Tăng cường vận động thể lực ít nhất 120 phút/ngày bằng các môn thể thao hay cùng làm việc nhà.
  • Khi thấy trẻ có cân nặng quá vượt trội so với chiều cao và lứa tuổi thì nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng đề phòng thừa cân béo phì.

Xem thêm bài viết trên GlobeDr – Bác sĩ toàn cầu: https://globedr.com/post/khong_kip_an_sang_o_nha_con_tre_de_beo_phi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét