Nước muối sinh lý được sử dụng phổ biến với công dụng: vệ sinh răng miệng, sát khuẩn khoang miệng –họng, ngăn vi khuẩn tấn công… Tuy nhiên, nghe thì đơn giản vậy, nhưng không phải ai cũng đang thực hiện đúng cách để đem lại hiệu quả, an toàn.
Các nghiên cứu và y học hiện đại vẫn ủng hộ việc dùng nước
muối sinh nhằm đem lại các hiệu quả cho
sức khỏe. Đây là giải pháp giúp ngăn chặn virus và vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm
trùng trong miệng, cổ họng và giảm viêm… đáng kể.
Nước muối không phải thuốc chữa bệnh
Nước muối sinh lý là dung dịch đẳng trương, được pha chế
theo tỷ lệ 0,9%, (1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết). Với giá thành rẻ, an
toàn nên nó được sử dụng cho cả trẻ sơ sinh, có thể nhỏ mắt, rửa mũi, súc miệng,
họng….
Tuy nhiên nước muối sinh lý chỉ có hiệu quả trong một số trường
hợp như vệ sinh và ngăn ngừa vi khuẩn, không phải là thuốc chữa bệnh, do đó không
thể điều trị dứt điểm bệnh. Do đó người dùng không nên quá dựa dẫm vào nó.
Nên dùng nước muối sinh lý trong trường hợp nào?
Đau họng: Dùng nước muối súc họng giúp làm giảm đau họng hiệu
quả. Ngoài ra bạn có thể dùng thêm acetaminophen hoặc ibuprofen để làm dịu cơn
đau họng tốt hơn.
Nhiễm trùng xoang và đường hô hấp: Súc miệng bằng nước muối
có thể ngăn ngừa tái nhiễm hiệu quả hơn so với tiêm phòng cúm, nhất là khi tiếp
xúc với nhiều người. Đồng thời nó cũng là phương pháp hữu hiệu để giảm mức độ
nghiêm trọng của nhiễm trùng (do nhiễm virus hay vi khuẩn).
Dị ứng: Trong trường hợp đau họng, khó chịu do dị ứng phấn
hoa hoặc lông chó mèo, bạn có thể súc miệng nước muối để giảm các triệu chứng
trên.
Sức khỏe răng miệng: Nước muối sinh lý cũng giúp cải thiện sức
khỏe nướu và răng, giúp ngăn ngừa viêm nướu, viêm nha chu và sâu răng đáng kể.
Loét miệng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý là giải pháp hữu
hiệu được nhiều người dùng để làm dịu vết loét, giảm bớt cơn đau và tình trạng
viêm do vết loét gây ra.
Liệu bạn có đang dùng nước muối sinh lý đúng cách?
Không pha muối theo đúng nồng độ, ngậm muối nguyên hạt: Nhiều
người pha nước muối nồng độ cao hoặc ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì
nghĩ muối càng mặn sẽ càng diệt vi khuẩn tốt hơn. Đây thực sự là sai lầm vì nước
muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây thừa muối
trong cơ thể.
Sử dụng nước quá lạnh để pha nước muối: Các chuyên gia khuyên nên sử dụng nước ấm để pha với muối súc miệng vì nước ấm sẽ tốt hơn cho họng, răng và nướu.
Không súc miệng lại bằng nước lọc sau khi súc nước muối: Đừng nghĩ rằng sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không súc lại bằng nước lọc thì mới có hiệu quả cao. Bạn nên súc miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối và các mảng bám đã bong ra.
Thường súc họng trước khi súc miệng: Không nên súc họng trước
rồi mới súc miệng sau vì như vậy những vi khuẩn ở trên răng chưa được làm sạch
sẽ nhanh chóng lây lan xuống họng. Để làm sạch họng, trước tiên hãy súc sạch miệng
bằng nước muối trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn. Bạn có thể súc thêm một
lần nữa nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch.
Ban biên tập GlobeDr
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét