ỨNG DỤNG GLOBEDR VIỆT NAM - ỨNG DỤNG SỨC KHỎE HÀNG ĐẦU

Ứng dụng GlobeDr Việt Nam, bạn được quyền nhận Tư Vấn sức khỏe dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên gia; nhắc nhớ Lịch Tiêm Chủng theo chuẩn của Bộ Y tế; lưu trữ Hồ Sơ Sức Khỏe điện tử đầy đủ và bảo mật; theo dõi Sơ Đồ Tăng Trưởng liên tục và đưa ra Mốc Tăng Trưởng phù hợp với thể chất con trẻ; đánh giá tình hình sức khỏe qua các chỉ số cơ thể...

tháng 1 10, 2021

Trầm cảm sau sinh và những hệ lụy khôn lường

Trầm cảm sau sinh là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở các bà mẹ bỉm sữa, chỉ là nặng hoặc nhẹ. Đã có những trường hợp thương tâm xảy ra bắt nguồn từ việc người mẹ bị trầm cảm nặng, tuy nhiên nhiều người vẫn còn thờ ơ và xem nhẹ căn bệnh này. Hãy chủ động tìm hiểu, phòng tránh cho chính bản thân, hoặc quan tâm, chăm sóc những người phụ nữ bên cạnh mình đúng cách.



Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh

Tình trạng trầm cảm sau sinh thường xuất hiện khoảng 10 ngày sau sinh và đỉnh cao nhất là ở ngày thứ 5 hậu sản.

Rất khó để phát hiện ra phụ nữ sau sinh bị trầm cảm bởi chính bản thân họ hay giấu bệnh, hơn nữa các triệu chứng trầm cảm cũng tương tự như các rối loạn cảm xúc bình thường (mất ngủ, mệt mỏi…) nên khiến người thân chủ quan, xem nhẹ.

Theo các chuyên gia có 3 nguyên nhân chính gây ra trầm cảm sau sinh.

  • Sự thay đổi về mặt sinh học của người phụ nữ sau khi sinh như thay đổi hormone
  • Sự thay đổi về diện mạo, vóc dáng, khiến họ luôn có nghĩ mình xấu xí, mập mạp
  • Đặc biệt là các áp lực trong việc chăm con, con khó ngủ, quấy khóc, hay không tăng cân… thêm vào đó nếu sản phụ không nhận được sự quan tâm từ người thân sẽ dẫn đến stress, lâu dần đi tới trầm cảm.


Các hậu quả nghiêm trọng của trầm cảm sau sinh nặng

Tự tử: Những bệnh nhân có các yếu tố như tiền sử sử dụng chất gây nghiện, từng tự tử, tình trạng RLTT hiện tại hoặc trước đây, những sang chấn trước đây hoặc có dấu hiệu bạo lực gia đình được xem là yếu tố tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh, dễ dần đến tự tử.

Rối loạn tâm thần: Rối loạn tâm thần thường khởi phát khoảng 2-4 tuần sau sinh với tần suất khoảng 1/500 phụ nữ. Biểu hiện của rối loạn tâm thần sau sinh bao gồm: suy nghĩ lẫn lộn, cảm xúc dao động thất thường, ảo giác, hoang tưởng...

Sát hại con mình: Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm sau sinh nặng, có thể có rối loạn tâm thần đi kèm. Hành vi này đặc biệt nên chú ý ở những bà mẹ sinh con ngoài ý muốn, có sử dụng chất gây nghiện hoặc thù hận với bố đứa trẻ.



Cần làm gì để tránh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí các trường hợp mẹ sát hại con hay tự tử… xảy ra không ít. Đã đến lúc chúng ta cần coi trọng nó và có biện pháp phòng tránh đúng đắn.

Mỗi thai phụ nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được các bác sĩ giáo dục kiến thức, tư vấn, giải đáp về các vấn đề trầm cảm sau sinh, chăm sóc con trẻ…

Ngoài ra, nhu cầu cần được quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ ở phụ nữ mới sinh rất cao, do đó người thân nên chi sẻ công việc, hỏi han, trò chuyện để người mẹ có thời gian nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe và được giải tỏa tâm lý căng thẳng, lo âu.

Ban biên tập GlobeDr

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét