ỨNG DỤNG GLOBEDR VIỆT NAM - ỨNG DỤNG SỨC KHỎE HÀNG ĐẦU

Ứng dụng GlobeDr Việt Nam, bạn được quyền nhận Tư Vấn sức khỏe dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên gia; nhắc nhớ Lịch Tiêm Chủng theo chuẩn của Bộ Y tế; lưu trữ Hồ Sơ Sức Khỏe điện tử đầy đủ và bảo mật; theo dõi Sơ Đồ Tăng Trưởng liên tục và đưa ra Mốc Tăng Trưởng phù hợp với thể chất con trẻ; đánh giá tình hình sức khỏe qua các chỉ số cơ thể...

tháng 1 14, 2021

Những lưu ý để dùng đường, muối đúng cách

Muối, đường là những gia vị quen thuộc và không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày. Ngoài công dụng giúp món ăn thêm đậm vị, ngon miệng, chúng còn giữ vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng đường, muối không đúng cách, hay lạm dụng chúng quá mức, nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.



Cách để giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày

Muối có thành phần cấu tạo từ natri và clorua, được sử dụng chủ yếu để làm tăng vị mặn cho các món ăn. Ngoài ra, muối cũng được xem là chất bảo quản tự nhiên, giữ cho thịt, cá… và nhiều loại thực phẩm khác tươi lâu hơn.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra ăn mặn là yếu tố chính gây tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác.

Ngoài ra ăn thừa muối cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và gây những rối loạn khác cho sức khỏe.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 gam muối/ngày (tương đương với một thìa cà phê). Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lượng muối dưới 1.5g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3g muối.

Để giảm lượng muối đưa vào cơ thể, bạn hãy

  • Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng. Chỉ nên tiêu thụ tối đa không quá 1/5 thìa cà phê muối cho một bữa ăn/một người/một ngày.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa lượng muối cao như: khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp…
  • Đọc kỹ nhãn để kiểm tra hàm lượng muối khi mua thực phẩm chế biến sẵn, chỉ nên lựa chọn sản phẩm có hàm lượng muối thấp.
  • Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ việc thêm các gia vị mặn.


Dùng đường sao cho tốt

Đường có vị ngọt, giúp món ăn tròn vị hơn, đồng thời bổ sung năng lượng cơ thể hoạt động cả ngày.

Tuy nhiên chỉ  nên tiêu thụ ở mức vừa phải, điều độ, nếu không sẽ tăng nguy cơ gây thừa cân, béo phì và mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, cao huyết áp và tăng cholesteron máu…

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, nam giới nên tiêu thụ một lượng đường khoảng 37,5g hoặc 9 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Ngược lại nữ giới chỉ nên tiêu thụ đường ở mức độ 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày.



  • Bạn nên sử dụng đường cát/đường nâu, mật ong… thay thế đường tinh luyện trong bữa ăn hàng ngày. Vì trong đường tinh luyện chứa hàm lượng đường cao hơn và cung cấp nhiều năng lượng hơn.
  • Lưu ý với những món ăn có thêm đường, khi nấu tránh để đường cháy, chỉ nên đun lửa nhỏ và chú ý không để món ăn khô cạn
  • Các món kho, bạn nên ướp đường vào thực phẩm cho ngấm và thắng đường với nước sôi trước khi kho.
  • Với các món canh cần nêm đường, tốt nhất bạn nên nêm khi nước vừa sôi và món ăn gần chín.
Thêm nhiều đường và muối sẽ giúp món ăn của bạn ngon miệng, đậm đà hơn, nhưng vì sức khỏe chính mình và người thân, hãy giảm lượng đường muối xuống mức khuyến nghị nhé.

Ban biên tập GlobeDr

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét