ỨNG DỤNG GLOBEDR VIỆT NAM - ỨNG DỤNG SỨC KHỎE HÀNG ĐẦU

Ứng dụng GlobeDr Việt Nam, bạn được quyền nhận Tư Vấn sức khỏe dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên gia; nhắc nhớ Lịch Tiêm Chủng theo chuẩn của Bộ Y tế; lưu trữ Hồ Sơ Sức Khỏe điện tử đầy đủ và bảo mật; theo dõi Sơ Đồ Tăng Trưởng liên tục và đưa ra Mốc Tăng Trưởng phù hợp với thể chất con trẻ; đánh giá tình hình sức khỏe qua các chỉ số cơ thể...

tháng 2 28, 2021

Cần làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Các trường hợp bị tấn công hoặc dẫm phải những vật sắc nhọn, kim tiêm dính máu được xem là có có khả năng nhiễm HIV (phơi nhiễm). Khi này nạn nhân cần thực hiện các bước xử trí ban đầu, đồng thời cũng không bỏ qua bước điều trị dự phòng phơi nhiễm. Đây đều là những việc làm quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm HIV nhất có thể.


Các bước xử lý khi bị phơi nhiễm

Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thành Dũng, Bệnh viện quận Thủ Đức cố gắng nặn máu ra nhiều nhất có thể khi gặp phải tình huống trên là hoàn toàn sai lầm. Ngược lại càng nắn bóp vết đâm sẽ tạo ra thêm những tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus xâm nhập vào cơ thể.

Vì virus cần có thời gian mới xâm nhập vào cơ thể, hơn nữa điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm. Do đó hãy thật bình tĩnh để xử lý đúng cách theo các bước sau:

  • Nhanh chóng lấy các vật gây tổn thương, chảy máu ra khỏi cơ thể (nếu có)
  • Rửa vết thương dưới vòi nước. Tránh cầm máu hoặc bịt chặt vết thương ngay, nên để vết thương tự chảy máu trong thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.
  • Sau đó, rửa kỹ lại vết thương bằng xà phòng và nước sạch.

Nguy cơ lây nhiễm sẽ phụ thuộc vào tình trạng tổn thương:

  • Nếu da nạn nhân tổn thương nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít; hoặc máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào vùng niêm mạc không bị tổn thương, viêm loét, thì nguy cơ lây nhiễm thấp.
  • Với da có tổn thương sâu, rộng, chảy nhiều máu; hoặc máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng có sẵn thì có nguy cơ lây nhiễm cao.


Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hiệu quả lên đến 95%

Theo Bác sĩ Dũng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV hiệu quả bảo vệ rất cao lên đến 90-95% trong vài giờ đầu và duy trì trong khoảng 72 giờ tính từ thời điểm phơi nhiễm. Hiệu quả này giảm dần theo thời gian đến viện điều trị sau khi bị đâm.

Do đó, nạn nhân bị phơi nhiễm cần được đưa đến cơ sở y tế nhanh chóng để được điều trị kịp thời, không nên trễ quá 72 giờ. Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm sẽ kéo dài liên tục trong 28 ngày.  Trong thời gian này hãy tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến bác sĩ. Một vài người có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ trong những ngày đầu do thuốc kháng virus nhưng sau đó cơ thể sẽ quen dần.

Ban biên tập GlobeDr

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét