Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ dưới 5 tuổi.
Ban đầu chỉ là những biểu hiện khởi phát như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau họng…
đến những triệu chứng nặng như lở loét, phát ban, nếu nặng hơn có thể gặp những
biến chứng nguy hiểm như tim mạch, hô hấp, thần kinh… Chính vì thế, phụ huynh
tuyệt đối không được chủ quan khi con nhỏ bị tay chân miệng.
Dưới đây là một vài thông tin cần
thiết về bệnh, giúp phụ huynh hiểu rõ hơn tính chất nguy hiểm cũng như biết được
khi nào nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc.
Các giai đoạn bệnh
1. Giai
đoạn ủ bệnh:
-
Kéo dài từ 3 – 7 ngày
-
Thường không có triệu chứng
2. Giai
đoạn khởi phát
-
Từ 1 – 2 ngày
-
Triệu chứng: Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, chán
ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày, phân không có nhầy máu.
3. Giai
đoạn toàn phát
-
Kéo dài từ 3 – 10 ngày
-
Biểu hiện: Xuất hiện chấm ban hồng sau đó thành
mụn nước (đường kính 2 – 4mm) gây đau, chảy nước miếng, ăn uống kém. Vết loét
có thể lan ra ở niêm mạc sau khoang miệng, hầu họng, lưỡi gà, niêm mạc má lưỡi.
Phát ban dạng phỏng nước ở bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông… Sốt nhẹ kèm nôn,
tiêu chảy ho.
4. Giai
đoạn lui bệnh
-
Khoảng 3 – 5 ngày sau khi toàn phát
-
Trẻ sẽ khôi phục nếu hoàn toàn không có biến chứng
Khi nào cần cho trẻ đi viện
Hiện bệnh tay chân miệng có thể
được chia thành 4 cấp độ khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi cấp độ dưới đây, phụ
huynh có thể đánh giá là có nên cho con đến bệnh viện để được điều trị hay
không:
Cấp độ 1: Có thể điều trị ngoại
trú và theo dõi tại cơ sở y tế nhưng nếu xuất hiện một số dấu hiêu nặng dưới
đây cần nhập viện ngay:
-
Sốt cao >39 độ C
-
Sốt trên 3 ngày
-
Trẻ nôn ói nhiều
-
Trẻ ngủ gà
-
Bạch cầu máu > 17.000 tế bào/mm3
Cấp độ 2: Cần cho trẻ đi bệnh viện
bởi cấp độ này đã bắt đầu có biến chứng thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ.
Trong đó, cấp độ 2 được chia ra 2 độ nhỏ như sau:
-
Độ 2a: Trẻ giật mình dưới 2 lần/30 phút và không
ghi nhận lúc khám, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ kèm nôn, khó ngủ, lừ đừ,
quấy khóc.
-
Độ 2b: Với hai nhóm trẻ.
·
Nhóm 1 được ghi nhận giật mình lúc khám hoặc bệnh
sử có giật mình 2 lần/30 phút kèm dấu hiệu ngủ gà, sốt trên 39 độ, nhịp tim
nhanh trên 150 lần.
·
Nhóm 2 có biểu hiện run chi, run người đi loạng
choạng, ngồi không vững, rung giật cầu nhãn, lác mắt, yếu hoặc liệt chi, liệt
thần kinh sọ (nuốt sặc, thay đổi giọng…)
Độ 3: Nhập viện
và điều trị tại cơ sở hồi sức tích cực khi trẻ có các biến chứng thần kinh, tim
mạch, hô hấp nặng. Cụ thể: Mạch nhanh trên 170 lần/phút, vã mồ hôi, lạnh toàn
thân hoặc khu trú, tăng huyết áp, thở nhanh hoặc trở bất thường, rối loạn tri
giác.
Cấp độ 4: Nhập
viện và điều trị tại cơ sở hồi sức tích cực. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng
sốc: mạch và huyết áp bằng 0, phù phổi cấp, tím tái, ngưng thở, thở nấc…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét