Sáng 17.3, xác định có 124 trẻ ở Thuận Thành (Bắc Ninh) dương tính với sán lợn.
Trước những thông tin về bệnh sán sán dây và ấu trùng sán lợn nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây hoang mang trong dư luận, Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế đưa ra các biện pháp, giúp người dân chủ động hơn trong việc phòng tránh bệnh. Cụ thể, có 4 biện pháp như sau:
Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rong.
Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
Ăn thức ăn sống có nguy cơ nhiễm sán cao.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân nên chủ động hơn trong việc phòng tránh bệnh. Bởi bệnh nhân nhiễm bệnh là do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ.
Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Nên nếu tuân thủ những cách trên đây, sẽ ngăn chặn bệnh hiệu quả.
Bệnh ấu trùng sán lợn được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel và Albendazole. Nên nếu phát hiện thấy bệnh thì cần được sớm điều trị.
Video chia sẻ của bác sĩ Trương Hữu Khanh về Sán lợn:
Xem thêm bài viết tại ứng dụng GlobeDr : https://globedr.com/post/43635a6a734a4b63486c503539416f2f494e673545773d3d
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét